Càng về 3 tháng cuối trong hành trình mang thai, mẹ bầu càng phải chú ý chăm sóc kỹ lưỡng những bộ phận sau, tuyệt đối không được lơ là.
Ai cũng biết, sau sinh các mẹ bỉm không chỉ phải chăm chút cho sức khỏe phục hồi nhanh chóng mà còn phải chú ý lấy lại vóc dáng, nhan sắc của mình. Bởi thực tế, khi mang bầu, nhiều chị em bị thay đổi chóng mặt về hình dáng bên ngoài vì đã không để tâm chăm sóc.
Do đó để có 1 thai kỳ trọn vẹn, khỏe mạnh cho cả mẹ lẫn con trong bụng, 5 bộ phận sau trên cơ thể mẹ bầu càng những tháng cuối thai kỳ càng cần phải chú ý chăm sóc kỹ lưỡng. Việc này giúp bản thân mẹ bỉm nhanh lấy lại vóc dáng, nhan sắc xinh đẹp ngay sau sinh ít ngày.
1. Vùng bụng
Càng những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn hơn về kích cỡ sẽ khiến tử cung của mẹ bầu bị giãn nở theo những thay đổi, đồng thời chèn ép lên cột sống vùng thắt lưng gây đau âm ỉ đến đau nhói ở phía trước hông và dưới bụng.
Trọng lượng cơ thể thai nhi càng tăng cũng càng tăng thêm áp lực lên những dây chằng có nhiệm vụ hỗ trợ tử cung đang phát triển càng lớn.
Để giảm những ảnh hưởng lên cơ thể, một số mẹ bầu dùng đai đỡ bụng cho bà bầu giúp phân bổ trọng lượng em bé trên lưng và bụng. Điều này làm giảm áp lực lên dây chằng cũng như giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng đau lưng, đau háng.
2. Vùng ngực
Quá trình thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến vùng ngực mẹ bầu phát triển. Nhiều mẹ bầu thường không mặc áo ngực vì muốn tận hưởng sự thoải mái. Nhưng nếu không mặc áo ngực sẽ rất dễ khiến ngực bị biến dạng. Bởi thế mẹ bầu nên chọn loại áo không có gọng thép hỗ trợ, chú ý chất liệu áo luôn đảm bảo độ thấm hút tốt.
3. Đôi chân
Những mẹ bầu làm việc văn phòng thường phải ngồi nhiều, ít vận động nê dễ bị phù nề chân 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ bầu bị phù chân biểu hiện rõ ràng nhất là phần từ cổ chân trở xuống, ở bàn chân bị sưng lên, phù nề, không gây đau đớn nhưng bất tiện, không thoải mái trong hoạt động hàng ngày. Điều này dễ dẫn đến phù chân nặng, thậm chí sưng phù, suy giãn tĩnh mạch chân.
Hiện tượng phù chân khi mang thai thường không gây hại nhiều đến sức khỏe mẹ bầu. Những dấu hiệu này sẽ mất đi khi em bé chào đời. Nhưng mẹ bầu cũng không nên vì thế mà chủ quan, phải duy trì sinh hoạt hợp lý, thường xuyên ngâm chân vào buổi tối để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện hiệu quả tình trạng này.
4. Khuôn mặt
Khi mang bầu, hầu hết các chị em sẽ bị sạm da do thay đổi nội tiết tố và rối loạn nội tiết trong cơ thể. Cách duy nhất cải thiện tình trạng này là mẹ bầu cần ăn nhiều rau, củ, quả, các loại thực phẩm giàu vitamin và thường xuyên dưỡng ẩm, đắp mặt nạ hữu cơ để chăm sóc cho da mặt.
Nếu chăm sóc tốt từ trong thai kỳ, sau sinh mẹ bỉm sẽ không phải mất quá nhiều công sức và thời gian để hồi phục lại sự tươi trẻ, khỏe khoắn của làn da mặt mình.
5. Răng miệng
Nhiều nghiên cứu khẳng định, sự thay đổi của nội tiết tố khi mang thai còn khiến răng miệng dễ bị tổn thương. Điều này khiến nhiều mẹ bầu bị tụt canxi, vitamin trầm trọng, chảy máu lợi, mắc bệnh răng miệng. Trong khi đó những vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng thai kỳ đều hết sức nguy hiểm.
Bởi thế, mẹ bầu nên chăm sóc răng miệng thật kỹ lưỡng khi mang thai, đánh răng vào hai buổi sáng tối, súc miệng rửa trôi các mảng bám sau mỗi bữa ăn mà không cần phải đến nha sĩ can thiệp.