Vị trí của mẹ khi sinh, kích cỡ thai nhi hay mẹ sử dụng phương pháp gây tê màng cứng... có thể vô tình khiến em bé bị mắc kẹt khi sinh nở.
Rất nhiều lý do khiến em bé bị mắc kẹt trong tử cung mẹ. (ảnh minh họa)
Sinh mổ đang ngày càng phổ biến và ngoài những lý do lựa chọn ngày tháng đẹp để đón con chào đời hay tâm lý mẹ sợ đau đẻ thì rất nhiều ca thai nhi bị mắc kẹt bên trong xương chậu và không thể sinh thường.
Dưới đây là 5 lý do phổ biến khiến mẹ khó đẻ thường.
Vị trí của người mẹ khi sinh nở
Ca đẻ thường sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu sản phụ biết chọn vị trí sinh thuận lợi như đứng thẳng, ngồi xổm hay bò trên sàn nhà. Những tư thế này đã được chứng minh sẽ giúp xương chậu mở thêm 30% và giúp em bé chào đời dễ dàng hơn. Ngoài ra, những hoạt động như đi bộ, bò hoặc leo cầu thang nhẹ nhàng cũng giúp thai nhi vào vị trí thuận lợi để sinh nở.
Dù vậy ngày nay tại các bệnh viện hầu hết sản phụ được ngồi hoặc nằm khi cơm đau đẻ đến và điều này sẽ giảm tính linh hoạt của cơ thể, khiến thai nhi bị chèn ép mạch máu hoặc dây rốn, gây ra những biến chứng nguy hiểm khiến mẹ phải đẻ mổ.
Vị trí của em bé
Vào cuối thai kỳ, em bé thường có xu hướng quay đầu xuống dưới, lưng hướng ra phía trước, lệch sang trái và cằm nép vào ngực. Đây được gọi là vị trí chỏm đầu trước. Vị trí này cho phép phần nhỏ nhất của đầu em bé đi qua cổ tử cung và vùng xương chậu. Trong thời gian sinh, vị trí này này tạo thuận lợi nhất để em bé ra ngoài.
Tuy nhiên, không phải em bé nào cũng có sự thay đổi tư thế thuận lợi này trước giờ phút sinh. Không ít các trường hợp, em bé không lộn người lại được, hoặc vị trí hướng ra cổ tử cung không phải là đầu mà là mông, lưng hoặc chân. Đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó rặn đẻ, mắc kẹt khi sinh mà các can thiệp bằng thuốc kích thích rặn đẻ không có tác dụng khiến mẹ buộc phải sinh mổ.
Sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Gây tê cục bộ ngoài màng cứng ở phần dưới cơ thể làm chặn các phản ứng thần kinh cảm giác và vận động giúp người mẹ giảm đau khi sinh con. Tuy nhiên, trong các ca sinh con bằng phương pháp thông thường, can thiệp của thuốc gây tê có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng oxytocin tổng hợp, tăng nguy cơ phải đẻ mổ, phải sử dụng dụng cụ trợ sinh, rách tầng sinh môn, tổn thương đáy chậu và em bé ở vị trí bất thường.
Riêng đối với bà đẻ, sử dụng thuốc gây tê có thể khiến họ bất động và không thể sử dụng chân cũng như cơ thể để di chuyển. Điều đó cũng có nghĩa là bà đẻ không thể di chuyển tự do trong quá trình rặn đẻ và đưa con vào vị trí tốt nhất để sinh nở.
Gây tê ngoài màng cứng có thể vô tình khiến mẹ sinh thường khó khăn hơn. (ảnh minh họa)
Thai nhi có kích cỡ lớn hoặc vai rộng
Một trong những lý do phổ biến khác khiến em bé bị mắc kẹt khi sinh là do kích thước lớn của em bé hoặc vai em bé to. Mắc kẹt xảy ra tại vùng xương chậu khi một hoặc nhiều phần của cơ thể em bé không thể lọt qua khu vực đó. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều trường hợp kích cỡ em bé không lớn nhưng mẹ vẫn khó sinh do gặp các cơn co thắt mạnh. Các cơn co thắt này có thể cản trở hơi rặn đẻ dài và mạnh của bà đẻ khiến em bé bị mắc kẹt tại khu vực xương chậu.
Xương chậu người mẹ có vấn đề
Ngoài 4 lý do trên, phụ nữ cũng có nguy cơ sinh con khó khăn hơn nếu xương chậu của bạn không đủ lớn hoặc xương chậu bị khiếm khuyết, dị tật. Hiện tượng xương chậu không tạo ra vị trí tốt để em bé lọt qua còn được gọi gọi là lệch đầu và xương chậu. Hiện tượng này ít gặp và không được chẩn đoán trước khi sinh con, trừ khi người mẹ cho bác sĩ biết mình có chấn thương vùng xương chậu hoặc dị tật xương chậu bẩm sinh.