Với phương pháp gây tê ngoài màng cứng, sản phụ sẽ ít phải chịu đau, đỡ mất sức, quá trình ‘lâm bồn’ sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn.
Đẻ không đau: Tất tật những điều mẹ bầu cần biết!
Xem tận mắt quá trình gây tê màng cứng
Tuy nhiên có thể mẹ chưa biết rằng gây tê ngoài màng cứng (GTMNC) cũng có thể xảy ra biến chứng hay tác dụng phụ, đôi khi lại kéo dài thời gian sinh.
GTNMC là biện pháp giảm đau được các mẹ chọn nhiều nhất
Ngoài gây tê ngoài màng cứng, mẹ bầu còn có một số lựa chọn khác để giảm bớt cơn đau khi sinh như massage nhẹ nhàng hay dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên không thể phủ nhận được gây tê ngoài màng cứng vẫn là phương pháp hiệu quả hơn về nhiều mặt. Gây tê ngoài màng cứng không cắt bỏ hoàn toàn cơn đau nhưng có thể giúp mẹ ‘bền sức’ hơn do chất gây tê được đưa vào các khoang của tủy sống (hay còn gọi là màng cứng) chỉ có tác dụng giảm đau mà không gây ‘tê liệt’ các cơ bắp cần thiết khi sinh.
GTNMC là biện pháp giảm đau được các mẹ chọn nhiều nhất hiện nay. (Ảnh minh họa)
Không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp GTNMC
Nếu mẹ không may đang mắc phải một trong số các bệnh như: nhiễm trùng trong và xung quanh cột sống, nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng trong máu), có vấn đề về đông máu hay xuất huyết nhiều thì gây tê ngoài màng cứng cũng không phải là một lựa chọn phù hợp để giảm đau khi sinh con.
GTNMC có thể làm chậm lại hoặc đẩy nhanh quá trình sinh
Nếu mẹ đã có dấu hiệu đau bụng thì gây tê ngoài màng cứng lúc này sẽ khiến các cơ bắp vùng chậu được ‘thư giãn’, âm đạo sẽ giãn ra nhanh hơn, kết quả là đẩy nhanh quá trình sinh. Ngược lại, nếu chất gây tê được đưa vào cơ thể mẹ quá sớm thì lại có thể làm chậm quá trình sinh thậm chí tới 20 phút.
Không có tác dụng ‘ngay lập tức’
Giống như hầu hết các loại thuốc gây tê, gây tê ngoài màng cứng cũng cần có thời gian để bắt đầu phát huy tác dụng. Vì vậy, mẹ đừng nên hy vọng rằng cảm giác đau sẽ biến mất ngay sau khi bác sỹ gây tê. Thông thường sẽ cần từ 10 tới 15 phút để chất gây tê có tác dụng đầy đủ.
GTNMC cũng có thể có tác dụng phụ và biến chứng
Một số tác dụng phụ có khả năng xảy ra cao nhất khi sinh con bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng có thể bao gồm: tụt huyết áp, hạ tim chậm, đau lưng hay đau đầu. Mặc dù khá hiếm nhưng biện pháp này cũng có thể gây nhiễm trùng tủy sống, đôi khi có thể gây sốt.
Tác dụng phụ của GTNMC có thể bao gồm: tụt huyết áp, hạ tim chậm, đau lưng hay đau đầu. (Ảnh minh họa)
Một biến chứng khác có thể xảy ra trong trường hợp bác sỹ gây tê không tìm thấy khoang ngoài màng cứng và ‘chọc thủng’ các màng cứng. Trong trường hợp này sản phụ có thể sẽ bị nhức đầu dữ dội, nôn và mờ mắt trong từ 2 tới 3 tuần. Nếu việc chọc thủng màng cứng này không được phát hiện kịp thời và toàn bộ liều thuốc tê vẫn được đưa và cơ thể, mẹ bầu có thể bị tụt huyết áp, khó khăn khi nói chuyện và hít thở.
GTNMC không ảnh hưởng tới em bé
Các loại thuốc gây tê dùng trong quá trình sinh nở thường an toàn và không ảnh hưởng đến em bé, nhưng có thể làm giảm huyết áp của người mẹ trong vài phút đầu tiên. Do vậy, thông thường khi sản phụ chọn phương pháp này khi sinh, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao cả mẹ và em bé trong suốt thời gian sinh.
Hạn chế cử động của mẹ
Bởi vì thuốc gây tê ngoài màng cứng khiến mẹ bị tê vùng lưng và phía dưới nên ngay sau khi sinh, mẹ có thể gặp khó khăn khi đi hay đứng thẳng.
Gây tê ngoài màng cứng không tăng khả năng phải đẻ mổ
Nhiều mẹ bầu lo lắng việc sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng có thể tăng nguy cơ phải đẻ mổ, tuy nhiên thực tế không có bất kỳ nghiên cứu hay thống kê nào chứng minh cho kết luận này. Bên cạnh đó, theo kết quả một nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ Cynthia Wong, phó giáo sư khoa gây mê Đại học Y khoa Northwestern thì tỷ lệ những người sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng có nguy cơ sinh mổ thấp hơn nhiều (thậm chí, thời gian sinh nở còn ngắn hơn) những người sử dụng thuốc giảm đau.