Rất nhiều mẹ lầm tưởng mang thai lần 2 không cần chuẩn bị gì cả vì bản thân đã có hẳn một kho kinh nghiệm từ lần sinh đầu tiên.
Theo Ths.Bs Trịnh Văn Du tốt nghiệp thạc sĩ sản phụ khoa tại ĐH Y Hà Nội, hiện đang làm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện Hà Nội cho biết, khi mang thai lần 2 nhiều người nghĩ không cần chuẩn bị gì vì đã có kinh nghiệm từ lần đầu tiên. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm vì mỗi lần mang thai là một sự trải nghiệm khác nhau và có những vấn đề thai kỳ không giống nhau. Do đó, muốn có một thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi, bạn cần chuẩn bị chu đáo trước khi mang thai lần 2.
Mỗi lần mang thai là một sự trải nghiệm khác nhau và có những vấn đề thai kỳ không giống nhau nên chị em cần chuẩn bị kỹ càng. (Ảnh minh họa)
Khám sức khỏe tiền sản
Khám sức khỏe tiền sản là việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai nhằm phát hiện những vấn đề bất thường và phòng tránh các rủi ro cho mẹ và bé như: sinh non, nhẹ cân, dị tật thai nhi hay những bệnh lý nguy hiểm khác trong quá trình thai nghén.
Các nghiên cứu cho thấy, trên 4000 bất thường của thai nhi và trẻ sơ sinh có thể gặp, nguyên nhân gây ra do yếu tố di truyền, môi trường, các bệnh lý của bố mẹ hoặc không rõ nguyên nhân.
Vì thế dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho các cặp vợ chồng về thời điểm thích hợp để mang thai cũng như chỉ định bổ sung vitamin, acid folic, tư vấn và giải quyết các vấn đề sức khỏe nếu có… giúp cho thai kỳ lần 2 diễn ra an toàn.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, sức khỏe của người mẹ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Một chế độ dinh dưỡng, khoa học, lành mạnh trước khi mang thai lần 2 với đầy đủ dưỡng chất hợp lý cho cơ thể sẽ chuẩn bị cho mẹ một nền tảng sức khỏe tốt nhất để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.
Hơn nữa nhu cầu năng lượng trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vào khoảng 2.050 - 2.200 Kcal/ngày, trong đó chế độ ăn phải đầy đủ các nhóm chất thiết yếu (bột đường, đạm, béo).
Đồng thời, phụ nữ cần bổ sung acid folic trước khi mang thai 3 tháng với liều lượng khuyến cáo tối thiểu 400mcg/ngày để phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ. Bên cạnh đó, sắt, i ốt, vitamin A, C, D, E là các vi chất cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thống thần kinh của thai nhi.
Thường xuyên tập thể dục
Sau khi sinh con đầu lòng, sức khỏe người mẹ thường xuống dốc, hao mòn trong quá trình mang thai và nuôi con vất vả. Vì vậy, ngoài việc ăn uống, nghỉ ngơi thì người mẹ cần tập luyện thể dục thường xuyên vừa giúp tăng cường sức khỏe, kiểm soát cân nặng vừa giữ tinh thần thoải mái cho kỳ mang thai lần 2.
Theo các chuyên gia Đại học Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), khi có thai cơ tim phải bơm thêm 50% máu nuôi cơ thể mẹ và bé. Vì thế, hoạt động thể chất sẽ làm săn chắc cơ bắp, bao gồm cả cơ tim giúp việc mang thai nhẹ nhàng hơn.
Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen tập thể dục trước khi mang thai giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn khi cần sử dụng năng lượng nhiều hơn trong thai kỳ.
Tiêm chủng đầy đủ
Khi mang thai lần 2, mẹ bỉm cũng cần tuân thủ theo lịch tiêm chủng đầy đủ, số mũi tiêm phụ thuộc vào trước kia mẹ tiêm hay chưa và thời gian tiêm trước đó là bao lâu.
Mẹ bầu tiêm phòng đầy đủ trước và trong khi mang thai. (Ảnh minh họa)
Trường hợp lần mang thai sau cách sinh lần đầu 5 năm thì cần làm xét nghiệm kiểm tra kháng thể để tiêm nhắc các loại vắc xin như Rubella, viêm gan B… Vắc xin cúm cần được tiêm mỗi năm. Đối với vắc xin uốn ván, lịch tiêm của mẹ bầu mang thai lần 2 khác với lần đầu. Điều này phụ thuộc vào mũi tiêm cuối cùng cách đó bao lâu.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng và các vitamin cần thiết
Ngoài chế độ ăn để chuẩn bị cho mang thai lần 2, chị em nên tham vấn bác sĩ kê đơn bổ sung vi chất dinh dưỡng và các vitamin cần thiết.
Thông thường một viên tổng hợp là đủ các chất quan trọng như Acid Folic, Selenium, Sắt, Canxi... Nên uống trước khi thả mang thai lần 2 tối thiểu 6 tuần hoặc trước khi chuyển phôi hay bơm IUI 4-6 tuần.
Tin liên quan
Do mang thai lần đầu nên mẹ bầu Sài thành này đã không tránh khỏi những sai lầm.
Có nhiều cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thụ thai và đôi khi nguyên nhân đến từ những sai lầm phổ biến mà họ không nhận ra. Dưới đây là...
Khi mang thai bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên. Tuy nhiên không phải lời khuyên nào cũng đúng đắn và khoa học đâu nhé!
Nghe chồng đùng đùng bắt vợ đi xét nghiệm AND khi đang mang thai ở tuần thứ 8, tôi không nén nổi cơn giận.
Tin bài cùng chủ đề Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Văn Du
Khi dậy thì, cô gái còn lại 300.000 - 400.000 quả trứng và chúng bắt đầu chịu sự tác động hóc môn sinh dục.