Những tiết lộ thú vị về sự thay đổi cơ thể mẹ sau sinh sẽ khiến chị em không bị “sốc” sau khi con ra đời.
Máu sẽ chảy rất nhiều
Theo tiến sĩ Michele Hakakha (làm việc tại Singgapore), trong 10 phút đầu sau sinh, sản phụ sẽ bị mất rất nhiều máu, thậm chí có người còn bị mất máu nghiêm trọng. Và trong suốt 2 tuần sau sinh nở, người mẹ tiếp tục đối mặt với hiện tượng chảy máu đặc biệt là khi bạn đứng lên, ngồi xuống và thậm chí cả khi bạn cho con bú.
Tất cả đều là hiện tượng bình thường và chảy máu sẽ giảm dần sau khoảng 10 ngày đến 2 tuần.
Trong 10 phút đầu sau sinh, sản phụ sẽ bị mất rất nhiều máu, thậm chí có người còn bị mất máu nghiêm trọng. (ảnh minh họa)
Sưng âm đạo
Nếu mẹ đẻ thường thì hiện tượng sưng âm đạo là rất phổ biến và có thể kéo dài trong suốt một vài tuần đầu sau sinh. Theo tiến sĩ Hakakha, môi âm hộ có thể sưng lớn gấp 3 lần so với kích thước ban đầu.
Cảm giác run rẩy
Cảm giác run rẩy như khi bạn bị trúng một cơn gió lạnh là hiện tượng khá phổ biến ở các mẹ sau sinh. Tiến sĩ Hakakha giải thích rằng đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và được gây ra bởi sự thay đổi nội tiết tố ngay sau khi sinh nở. Đôi khi, phụ nữ bị run cũng có thể là kết quả từ việc gây mê (nếu sử dụng) hoặc do tác dụng phụ của endorphins. Cảm giác run rẩy chủ là hiện tượng tạm thời và sẽ biến mất sớm sau sinh.
Sau sinh vẫn như mang bầu 6 tháng
Bạn đã tưởng tượng rằng sau khi sinh bụng bạn sẽ xẹp ngay xuống như thời con gái nhưng thực tế lại khác xa. Chị em đừng ngạc nhiên khi sau sinh nhìn bạn vẫn như đang mang bâu 5-6 tháng.
Nguyên nhân được cho là do tử cung vẫn chưa co giãn về vị trí đầu tiên mà cần thời gian từ từ. Một tin vui là việc cho con bú sẽ giúp tử cung nhanh về vị trí ban đầu hơn.
Chị em đừng ngạc nhiên khi sau sinh nhìn bạn vẫn như đang mang bâu 5-6 tháng. (ảnh minh họa)
Em bé không bú mẹ ngay lập tức
Chúng ta đều biết và đã được nghe nhiều về những lợi ích của sữa mẹ quan trọng như thế nào với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên không phải em bé nào ngay khi chào đời cũng bú mẹ ngay, có những bé phải mất từ 15-30 phút mới bắt đầu ti mẹ.
Nếu điều này xảy ra, bạn hãy ôm bé vào lòng, thực hiện da tiếp da với con. Việc này không chỉ giúp cân bằng thân hiệt cho bé mà còn giúp kích thích sữa về. Bạn cũng đừng quên nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia để bé dễ nằm đúng tư thế bú mẹ hơn.
Mẹ - con không gắn kết
Trong suốt thời gian mang bầu, bạn có thể đã nghe nhiều đến những cách giúp gắn kết tình mẹ - con nhưng khi em bé ra đời bạn có một cảm giác rất xa lạ, không có tình cảm với em bé. Thêm nữa những cơn đau đớn, thiếu ngủ, mệt mỏi cũng khiến bạn không thiết tha gì với em bé. Đừng lo lắng bởi tỷ lệ những bà mẹ như thế này là không ít. Có thể bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để dễ dàng gắn kết với con.