Ngay sau sinh, mẹ không nên ăn trứng hay ăn quá nhiều thực phẩm sẽ gây chứng khó tiêu, không có lợi cho dạ dày.
#1. Ăn quá nhiều
Các bà mẹ sau sinh thường được khuyên nên ăn nhiều để bồi bổ dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh phục hồi sức khỏe sau ca sinh mệt mỏi và có nhiều sữa cho em bé. Tuy nhiên, nếu sản phụ ăn quá nhiều có thể sẽ gây bất lợi.
Mẹ nạp quá nhiều chất ngay sau sinh không chỉ khiến cơ thể tăng cân mà còn đối mặt với nguy cơ bị tiểu đường, làm rối loạn chuyển hóa đường và chất béo trong cơ thể, gây ra nhiều bệnh khác nữa.
Ngoài ra, mẹ nạp quá nhiều dưỡng chất còn làm gia tăng hàm lượng chất béo trong sữa, nếu trẻ có thể hấp thụ cũng sẽ khiến bé có nguy cơ bị béo phì. Nếu trẻ tiêu hóa kém thì sẽ không thể hấp thụ hoàn toàn, gây ra chứng tiêu chảy, trong khi tiêu chảy mãn tính có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
#2. Dùng thuốc bổ ngay sau sinh
Trong 1-3 ngày sau khi sinh, mẹ nên ăn các bữa ăn nhẹ nhàng với thực phẩm dễ tiêu hóa như cơm mềm, thịt xào rau xanh, uống nhiều nước… để dễ dàng tiêu hóa. Sau sinh 3 ngày mẹ mới nên ăn uống bình thường nhưng không nên uống thuốc bổ ngay vì rất dễ khiến mẹ bị táo bón và cơ thể cũng chưa phục hồi để hấp thụ các chất dinh dưỡng. Tốt hơn cả, mẹ nên chờ sau sinh 1 tuần mới nên bổ sung các loại thuốc bổ.
#3. Ăn kiêng
Ăn quá nhiều ngay sau sinh không hề tốt nhưng nếu mẹ ăn kiêng khem ngay khi vừa đẻ con xong còn gây ra những tác hại nặng nề hơn với sức khỏe.
Một chế độ ăn uống quá nghèo chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, cạn kiệt sức sống và không đảm bảo nguồn sữa cho con bú.
Theo các chuyên gia, mẹ sau sinh và đang cho con bú nên bổ sung mỗi ngày 2800 calo.
#4. Uống đường nâu thời gian dài
Rất nhiều bà mẹ có thói quen uống nước đường nâu sau sinh. Sau ca sinh nở, người mẹ thường bị mất máu cộng với việc hco con bú cũng cần đến carbohydrate và nhiều chất sắt. Nước đường nâu sẽ có công dụng bổ máu, cung cấp năng lượng – rất có lợi cho sức khỏe người mẹ.
Tuy nhiên nếu mẹ uống nước đường nâu trong thời gian dài tới 1 tháng thì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như giảm các cơn co tử cung khiến tử cung khó về hình dáng ban đầu.
Thêm nữa việc này còn tăng lượng máu tiếp xúc, dẫn đến việc người mẹ tiếp tục mất máu, gây tình trạng thiếu máu nặng nề hơn. Vì vậy sản phụ chỉ nên uống nước đường nâu trong khoảng 7-10 ngày là thích hợp.
#5. Ăn thức ăn khô, cay
Thức ăn khô, cay, nóng có thể làm cho thân nhiệt người mẹ tăng, vì vậy dễ dẫn đến tính tình tức giận và gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, táo bón, trĩ…
Mẹ đang cho con bú ăn đồ cay nóng cũng ẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa, khiến em bé cũng tăng thân nhiệt. Vì vậy mẹ cần lưu ý có chế độ ăn uống khoa học nhất là tỏng 5-7 ngày sau sinh. Mẹ nên ăn cháo, gạo mềm, thịt nạc, rau lá xanh và không nên ăn tỏi, ớt, thức ăn nhanh, đồ uống có caffeine.
#6. Bồi bổ bằng nhân sâm
Nhiều bà mẹ bồi bổ bằng nhân sâm ngay lập tức sau sinh nhưng có thể bạn chưa biết đến tác dụng phụ của chúng.
Nhân sâm có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh trung ương, tim và mạch máu… nên khi sản phụ ăn có thể khiến mất ngủ, bồn chồn, khó chịu. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc nghỉ ngơi để lấy lại sức khỏe.
Ngoài ra, nhân sâm cũng thúc đẩy tuần hoàn máu và có thể gây tổn thương cho mạch máu, cản trở các mạch máu tự sửa chữa khi có vấn đề.
#7. Ăn trứng ngay sau sinh
Nhiều bà mẹ có quan niệm ngay sau sinh, nếu đẻ con trai phải ăn 7 quả trứng, đẻ con gái ăn 9 quả trứng để dạ con nhanh co sau sinh. Trứng cũng được coi là thực phẩm số 1 trong thời gian sản phụ ở cữ. Tuy nhiên trong những ngày đầu vừa sinh con, các chuyên gia khuyên bà đẻ không nên ăn trứng ngay. Lúc này cơ thể chưa ổn định sau quá trình gắng sức rặn đẻ, đổ nhiều mồ hôi, thiếu chất lỏng và khả năng tiêu hóa cũng kém. Nếu mẹ ăn trứng ngay sau sinh sẽ gây ra vấn đề khó tiêu hóa, tăng gánh nặng cho dạ dày.
Trong suốt thời gian mang bầu và cả sau sinh, các chuyên gia khuyên bà mẹ chỉ nên ăn khoảng 3-4 quả trứng mỗi tuần là đủ.
Bên cạnh trứng, các thực phẩm chiên rán thường gây khó tiêu nên mẹ sau sinh cũng không được ăn nhiều. Những thực phẩm này cũng có nguồn dinh dưỡng rất kém nên mẹ cần cân nhắc khi ăn.