Trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn hẳn so với trẻ sinh thường.
Mẹ bầu sợ cảm giác đau đẻ kéo dài, nên thường chọn biện pháp sinh mổ. Tuy nhiên, giải pháp đó cũng kéo theo nhiều nguy cơ tiêu cực với trẻ sơ sinh.
1. Bị dao phẫu thuật rạch phải
Khoảng 1,5% trẻ sơ sinh bị dao phẫu thuật vô tình rạch phải trong quá trình tiến hành thủ thuật. Ví như thủ thuật rạch màng, rạch ngang dưới tử cung… Hoặc bác sỹ phẫu thuật thiếu kinh nghiệm dễ va dao vào thai nhi.
2. Sinh non
Do bạn có thể chọn ngày sinh để tiến hành thủ thuật mổ, nên thai nhi dễ bị sinh non. Thông thường, các bác sỹ dựa vào kết quả siêu âm để chẩn đoán ngày sinh, tuy nhiên đối với phụ nữ kinh nguyệt không đều thì ngày dự kiến ấy có thể sớm hoặc muộn hơn tới 2 tuần. Trẻ sinh vào giữa tuần thai từ 34 tới 36 được xem là muộn.
Trẻ sinh non, dù vẫn có chiều cao, cân nặng bình thường, nhưng dễ gặp phải nhiều vấn đề về phát triển thể chất, tinh thần sau này.
3. Các vấn đề về hô hấp
Trẻ sinh mổ trước tuần thứ 39 có nguy cơ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp cao hơn so với trẻ sinh thường có cùng tuổi thai. Bởi lẽ những tuần cuối rất quan trọng cho sự phát triển của bề mặt phổi.
Trẻ sinh mổ dễ bị suy hô hấp hoặc viêm nhiễm đường hô hấp hơn trẻ sinh thường. (Ảnh minh họa)
4. Tăng áp phổi
Tăng áp phổi xảy ra do phá vỡ sự chuyển tiếp tuần hoàn bình thường từ thai sang giai đoạn sơ sinh, dẫn tới di chứng nặng như bệnh phổi mạn tính, tàn tật phát triển thần kinh, tổn thương thính lực và tổn thương não. Phương pháp sinh mổ khiến con bạn tăng khả năng bị tăng áp phổi gấp 4 lần so với trẻ sinh thường.
5. “Phổi ướt”
Khi còn trong bụng mẹ, phổi của thai nhi ngập trong nước. Trong suốt quá trình vượt cạn, mẹ bầu dồn sức lực để dặn giúp đẩy được hết nước khỏi phổi của trẻ. Ngược lại, trẻ sinh mổ không có được ưu điểm đó, nên dễ gặp phải tình trạng “phổi ướt”. Nghĩa là nước trong phổi chưa được đẩy ra hết ngoài một cách tự nhiên trong suốt quá trình chào đời. Tình trạng “phổi ướt” khiến trẻ sẽ thở gấp trong vài ngày đầu tiên, thậm chí có thể kéo dài vài tuần.
6. Phải cách ly với mẹ
Trẻ sinh thường có thể được gần mẹ ngay sau khi sinh, để làm quen với việc bú mẹ và tăng sự gắn kết giữa hai mẹ con. Mặt khác, trẻ sinh mổ ít nhất phải 5-6 tiếng sau với được gặp mẹ. Như vậy, bé có thể đói, nên ăn sữa ngoài thay vì được hưởng nguồn nữa non quý giá từ mẹ.
7. Nhiễm độc thuốc gây mê
Thuốc gây mê được truyền vào cơ thể mẹ, dù trải qua ca mổ rất nhanh, nhưng vẫn có thể ngấm vào trẻ. Nếu gặp phải trường hợp này, bé dễ rơi vào tình trạng mất phản xạ khóc, dẫn tới suy hô hấp và nhiễm trùng hô hấp sau này.