Nào là chuyện sảy thai, sinh non hay phải sinh mổ khẩn cấp, mẹ bầu hay lo nghĩ quá đà gây ra nhiều áp lực cho bản thân khi mang thai.
1. Lo lắng sảy thai
Khoảng 1/5 số lượng thai phụ bị sảy thai trong giai đoạn thai 10 tới 12 tuần tuổi. Hầu hết đều do đột biến gen và không thể can thiệp bằng y học nên việc lo lắng sảy thai là quá thừa thãi. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro xảy ra, mẹ bầu nên tránh hút thuốc, duy trì cân nặng ở mức cho phép.
Nếu phát hiện bị chảy máu hay cơn đau bất thường trong thời gian đầu mang thai, bạn nên kiểm tra thật kỹ lưỡng tại các cơ sở y tế uy tín. Hơn nữa, tin tốt lành là nếu không may bị sảy thai lần đầu, thì nguy cơ lặp lại ở lần hai sẽ không tăng lên.
2. Lo lắng con phát triển bất thường
Hầu hết những trường hợp thai nhi dị tật đều không thể chữa khỏi hay can thiệp. Hơn nữa, chúng lại khá phổ biến nếu xảy ra tình trạng thai dị dạng, chiếm khoảng 3 tới 4% trong số trẻ sơ sinh. May mắn là bằng khoa học hiện đại, chúng ta có thể phát hiện sớm tình trạng trên. Dù vậy, để hạn chế nguy cơ thai dị tật, các mẹ bầu nên kiêng tuyệt đối rượu bia, thuốc lá và một số loại thuốc, hóa chất nhất định.
3. Lo lắng bị ngã, ảnh hưởng tới thai nhi
Tin tốt lành cho các mẹ bầu là cho dù bị ngã hay lực tác động nhẹ vào bụng thì thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng. Bởi lẽ em bé được bảo vệ rất cẩn thận trong dạ con, đặc biệt là lớp nước ối.
Tin tốt lành cho các mẹ bầu là cho dù bị ngã hay lực tác động nhẹ vào bụng thì thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng. (ảnh minh họa)
4. Lo lắng sinh non
Không thể tiên đoán trước ai sẽ là người bị sinh non, nhưng nguy cơ cao hơn đối với các mẹ bầu từng có tiền sử đẻ sớm. Trên thực tế, chỉ khoảng 10% mẹ bầu gặp tình trạng này. Hầu hết chỉ xảy ra với người không tăng đủ cân, mắc bệnh tiểu đường hay huyết áp.
5. Lo lắng dây rốn quấn cổ thai nhi
Hiện tượng dây rốn quấn cổ em bé rất bình thường, chiếm tới 25% các ca sinh nở. Tuy nhiên, bạn không phải quá lo lắng vì nước ối sẽ giúp dây giữ khoảng cách hoặc độ lỏng cần thiết để cổ thai nhi phát triển bình thường.
6. Lo lắng ca vượt cạn không thành công
Từ nỗi lo sẽ quá đau đớn cho tới việc không tới bệnh viện đúng thời điểm hay sẽ đại tiện trong lúc lâm bồn, các mẹ bầu thường quá căng thăng về mọi thứ khi vượt cạn. Chắc chắn rồi, sinh con không dễ dàng, chắc chắn sẽ đau, nhưng có nhiều cách để kiểm soát cơn đau an toàn như tiêm thuốc tê tạm thời, cố gắng thở đúng kỹ thuật, thư giãn....
Chuyện đại tiện trong lúc lâm bồn càng bình thường hơn nữa. Hầu hết phụ nữ đều gặp phải và tất nhiên, các bác sỹ đều chứng kiến việc đó. Thậm chí, nếu bạn chưa đại tiện có nghĩa bạn dặn còn quá yếu ớt.
7. Lo lắng cần sinh mổ khẩn cấp
Mặc dù tỷ lệ sinh mổ chiếm khoảng 30-35% các ca sinh nở, tuy nhiên con số sinh mổ khẩn cấp lại chiếm số nhỏ trong đó. Bạn chỉ cần đến biện pháp cấp bách trên nếu trong 30 phút nhịp tim thai nhi không đủ mạnh, dạ con tách ra hẳn thành tử cung hay sa dây rốn.