Những lỗi của mẹ khi thụ thai không đúng thời điểm có thể khiến trẻ tăng nguy cơ mắc dị tật.
Dị tật thai nhi là nỗi sợ hãi với bất cứ ông bố bà mẹ nào, tuy nhiên tỷ lệ này lại không hề hiếm. Ngoài lỗi nhiễm sắc thể, có rất nhiều nguyên nhân xuất phát do chính sai lầm của bố mẹ. Dưới đây là những tác nhân vô tình làm tăng nguy cơ sinh con dị tật bẩm sinh, các mẹ cần tránh xa:
Thụ thai sau tuổi 35
Sinh con muộn là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ ngoài tuổi 35 không chỉ sức khỏe sinh sản suy giảm nghiêm trọng mà còn tăng nguy cơ sinh con dị tật vì lúc này chất lượng trứng đã kém đi rất nhiều, dễ gây đột biến nhiễm sắc thể.
Thụ thai khi mới sinh non hoặc sảy thai
Các chuyên gia khuyên chị em sau khi sảy thai hoặc sinh non ít nhất 6 tháng mới nên có lại. Các cụ xưa thường nói “một lần sa bằng 3 lần đẻ” để nói lên mức độ nguy hiểm của sảy thai, sinh non. Sau khi gặp rủi ro này, cơ thể mẹ mất khá nhiều máu và còn bị tổn thương tinh thần nên cần nhiều hơn thời gian để phục hồi trước khi bắt đầu với một thai kỳ mới.
Thụ thai ngay khi mới sinh non hoặc sảy thai sẽ làm tăng những rủi ro cho thai kỳ mới. (ảnh minh họa)
Thường xuyên căng thẳng
Tâm trạng của con người bị điều khiển của hệ thần kinh trung ương và hệ thống nội bài tiết. Một trong những hệ thống nội bài tiết có liên quan mật thiết đến sự thay đổi của tâm trạng con người là tuyến thượng thận. Khi bà bầu căng thẳng, hoocmon sản sinh từ vỏ tuyến thượng thận có thể cản trở vai trò hòa hợp của lớp tế bào phôi mô của thai nhi. Nếu căng thẳng xảy ra trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai thì sẽ gây ra dị tật cho thai nhi như sứt môi hoặc hở hàm ếch.
Khi cả vợ chồng đang mắc bệnh
Sức khỏe của cả người chồng và vợ đều rất quan trọng trong quá trình thụ thai. Nếu ai trong hai người bị các bệnh truyền nhiễm cấp tính như viêm gan siêu vi, rubella, cúm… thì đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như trứng và phôi thai.
Công việc tiếp xúc với bức xạ
Vợ chồng đang trong thời gian điều trị bệnh bằng bức xạ hoặc tiếp xúc quá nhiều với bức xạ nhiệt cũng có thể gây ra những rủi ro ngoài ý muốn khi thụ thai. Ngoài ra, mẹ mang thai sử dụng bừa bãi các loại thuốc, đặc biệt là giai đoạn đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi.
Đang uống thuốc trị bệnh
Nếu mẹ đang sử dụng thuốc để chữa bệnh tim, chống ung thư, thuốc thần kinh... thì không nên thụ thai bởi những loại thuốc này có thể gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sự rụng trứng cũng như chất lượng nguồn trứng. Khi trứng có chất lượng kém sẽ khiến mẹ việc thụ thai không được như ý muốn.
Hút nhiều thuốc lá hoặc uống rượu bia đều không tốt cho thai kỳ. (ảnh minh họa)
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá có thể giúp mẹ thể hiện cá tính mãnh mẽ hoặc giảm áp lực trong công việc, cuộc sống nhưng việc này không dành cho các mẹ bầu. Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng, các bà mẹ hút nhiều thuốc không chỉ gây tổn hại đến chính sức khỏe của mình mà còn gây hại cho thai nhi. Chất độc từ thuốc lá, đi vào máu tới nhau thai có thể khiến mẹ bị sảy thai, sinh con, thai chết lưu, dị tật thai nhi và nhiều biến chứng thai kỳ khác.
Uống nhiều rượu
Phụ nữ uống nhiều rượu, chất cồn sẽ len lỏi qua nhau thai đi vào phôi thai đang phát triển, gây ảnh hưởng rất xấu tới sự phát triển của thai nhi. Trong thời gian mang bầu nếu mỗi ngày uống trên 2 ly rượu thì sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Mỗi ngày uống từ 2-4 ly thì sẽ khiến thai nhi phát triển dị dạng, ví dụ như não, tai mũi kém phát triển, môi trên dày rộng...