Tuổi tác, bệnh tình dục, căng thẳng... là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm mẹ của phụ nữ.
Nguồn trứng của phụ nữ sẽ dần “xuống cấp” phụ thuộc vào tuổi tác, lối sống, môi trường. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng thụ thai của mẹ cũng dần bị suy giảm theo thời gian. Vậy để ngăn ngừa nguy cơ không thể mang thai, chị em cần loại bỏ ngay 9 yếu tố dưới đây:
Tuổi tác là thủ phạm lớn nhất
Tuổi tác ảnh hưởng rất lớn để khả năng thụ thai của mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguồn trứng của phụ nữ đạt chất lượng tốt nhất trong độ tuổi từ 20-24. Sau tuổi 30 đặc biệt là sau 35 tuổi, nguồn trứng này sẽ suy giảm nhanh chóng, khi ở tuổi 35, số và chất lượng trứng chỉ bằng một nửa so với tuổi 20 và ở độ tuổi 40 bằng một nửa so với tuổi 35. Sau 44 tuổi, khoảng 87% phụ nữ sẽ mất khả năng sinh sản.
Ngoài ra, những người phụ nữ bị mãn kinh sớm hoặc có kinh nguyệt không đều thì khả năng thụ thai cũng sẽ kém hơn hẳn những người bình thường, vì vậy với những đối tượng này cần đặc biệt tận dụng độ tuổi để sớm có con.
Tuổi tác ảnh hưởng rất lớn để khả năng thụ thai của mẹ. (ảnh minh họa)
Béo phì không làm bạn với việc mang thai
Béo phì sẽ hủy hoại các nội tiết tố của phụ nữ, đồng thời cản trở quá trình rụng trứng và còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch… Các bệnh này cũng có thể khiến chị em bị vô sinh và gây ra những biến chứng trong quá trình mang thai. Phụ nữ béo phì cũng có tỷ lệ thành công trong điều trị vô sinh thấp hơn người có sức khỏe bình thường.
Giảm cân quá mức
Bên cạnh béo phì, giảm cân quá mức cũng có thể dẫn đến rối loạn nội tiết, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và dừng khả năng rụng trứng. Mất cân bằng dinh dưỡng do ăn kiêng quá mức sẽ khiến cơ thể mẹ bị thiếu trầm trọng các nguyên tố vi lượng và ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản. Vì vậy, mẹ không nên giảm cân quá nhiều trong quá trình thụ thai.
Phá thai
Theo số liệu tại các bệnh viện phụ sản, số lượng các ca phá thai tỷ lệ thuận với tỷ lệ vô sinh. Nạo phá thai nhiều lần dễ dẫn đến viêm nhiễm vùng chậu, viêm tắc nghẽn ống dẫn trứng và dễ gây vô sinh. Nạo phá thai lặp đi lặp lại nhiều lần còn khiến thành nội mạc tử cung mỏng, và khiến phôi thai ở những lần mang thai sau sẽ không đủ dưỡng chất và tự đào thải ra khỏi bụng mẹ. 0
Viêm âm đạo
Khi mẹ bị viêm âm đạo, thay đổi pH xảy ra khiến bạch cầu tăng và gây cản trở cho sự tồn tại và hoạt động của tinh trùng trong âm đạo. Nhiễm trùng vùng chậu nếu không được điều trị sớm có thể sẽ khiế ống dẫn trứng bị dính, xoắn, hẹp và dẫn đến vô sinh.
Nhiễm trùng vùng chậu nếu không được điều trị sớm có thể sẽ khiế ống dẫn trứng bị dính, xoắn, hẹp và dẫn đến vô sinh. (ảnh minh họa)
Mắc bệnh tình dục
Một số bạn trẻ có thói quen quan hệ tình dục bừa bãi rất dễ lây các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục và vô tình dẫn đến viêm vùng chậu. Ngoài ra, làm “chuyện ấy” trong những ngày kinh nguyệt cũng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào “vùng kín” gây viêm nhiễm.
Tiếp xúc với hóa chất độc hại
Rất nhiều hóa chất độc hại như chất tẩy rửa quần áo, thuốc trừ sâu, bao bì thực phẩm, lớp mem chống dính… có thể tiêu diệt trứng và gây rối loạn hệ thống nội tiết trong cơ thể phụ nữ. Vì vậy, mẹ nên hạn chế tiếp xúc với những hóa chất này càng nhiều càng tốt.
Uống rượu, cà phê
Hệ thống sinh sản của mẹ sẽ bị suy yếu đáng kể nếu thường xuyên uống rượu, hút thuốc hay uống quá nhiều cà phê. Nguyên nhân là do rượu ngăn cản sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và làm giảm hàm lượng kẽm trong cơ thể. Trong khi đó kẽm lại là yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ sinh sản. Mẹ đang mong có con cũng nên từ bỏ thói quen uống cà phê và đồ uống có ga.
Căng thẳng quá mức
Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản nếu thường xuyên thay đổi môi trường sống, thay đổi tâm trạng, áp lực kéo dài… sẽ dễ bị rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng cũng như thụ thai. Vì vậy, mẹ nên cố gắng tạo tâm lý thoải mái, loại bỏ áp lực trong công việc, cuộc sống để dễ dàng thụ thai.