Bà bầu ăn nhãn có sao không, hãy lắng nghe ý kiến của chuyên gia

Ngày 06/06/2019 16:10 PM (GMT+7)

Theo Đông Y những người bị cao huyết áp, người bị tiểu đường và phụ nữ mang thai là những đối tượng không nên ăn nhiều nhãn.

Bà bầu ăn nhãn có sao không, hãy lắng nghe ý kiến của chuyên gia - 1

Tác giả bài viết: Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội

Bà bầu ăn nhãn có sao không, hãy lắng nghe ý kiến của chuyên gia - 2

Lương y Lê Xuân Hải (Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội)

Quả nhãn căng mọng, ngọt lịm và chứa nhiều chất bổ dưỡng luôn là loại quả được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, một số người lại cảnh báo rằng người có thai không được ăn nhãn vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.

Vậy bà bầu ăn nhãn có sao không? Ăn như thế nào để vừa an toàn mà mẹ bầu vẫn được hưởng lợi ích từ loại trái cây ngon miệng này?

Đặc tính của quả nhãn

Theo Đông y, nhãn có vị ngọt, tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm kỳ, dưỡng cơ dưỡng khí, dưỡng huyết an thần. Nhãn còn có thể sinh tân dịch, nhuận ngũ tạng, cung cấp nhiều chất bổ.

Trong long nhãn có nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Trong sách từ điển cây thuốc Việt Nam, quả nhãn được giới thiệu là loại quả giàu dinh chất dinh dưỡng.

- Cùi nhãn tươi có: Nước77,15%, Tro 0,01%, Chất béo 0,13%, Protid 1,47%, hợp chất có Nitrogen tan trong nước 20,55%, Saccacrose 12,25%, Vitamin A, B.

- Cùi nhãn khô có nước 0,85%, Chất tan trong nước 79,77%, Chất không tan trong nước 19,39%, Tro 3,36%. Trong phần tan trong nước có Glucose 26,91%, Sacarose 0,22%, Acid tartric1,26%, Chất có Nitrogen 6,309%.

- Hạt nhãn chứa tinh bột, Saponin, Chất béo và Tanin.

- Lá nhãn chứa Quercetrin, Quercetin, Tanin...

Đông y cho rằng, long nhãn vị ngọt tính ôn, tác dụng bổ dưỡng tâm tỳ, dưỡng huyết an thần. Nhiều bài thuốc từ long nhãn được giới thiệu để sử dụng như những người tâm huyết không đủ, tim đập nhanh, hay hồi hộp, mất ngủ, hay quên có thể lấy 15g long nhãn, cho vào nước đun lên ăn trước khi đi ngủ.

Bà bầu ăn nhãn có sao không, hãy lắng nghe ý kiến của chuyên gia - 3

Long nhãn vị ngọt tính ôn, tác dụng bổ dưỡng tâm tỳ, dưỡng huyết an thần. Ảnh minh họa

Nếu bị tỳ hư, đi tả, lấy 15g long nhãn, 3 miếng gừng tươi, đổ nước vào đun lên uống.

Thiếu máu, thần kinh suy nhược có thể lấy 6 quả nhãn, 10 hạt sen, 10 quả khiếm thực đổ nước vào đun nhừ rồi ăn.

Long nhãn có tác dụng phụ vị ngọt trợ hỏa (nóng), nếu như tỳ vị hỏa thịnh, ho ra máu, đầy bụng nôn tháo, đầy hơi khó chịu thì không nên ăn long nhãn.

Đông y thường sử dụng nhãn ở dạng long nhãn sấy khô, sau đó được sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh... và rất nhiều bệnh khác.

Bà bầu ăn nhãn có sao không, hãy lắng nghe ý kiến của chuyên gia - 4

Phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7 – 8 tháng, không nên ăn nhiều nhãn vì dễ sinh non. Ảnh minh họa

Bà bầu ăn nhãn có sao không?

Do nhãn có vị ngọt, ấm nên đối với người bị đờm hỏa bên trong và bị bệnh nóng trong người thì không nên ăn, nhất là phụ nữ đang có bầu.

Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai. Đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7 – 8 tháng, không nên ăn nhiều nhãn vì dễ sinh non.

Ngoài ra, loại quả này là nguyên nhân gây ra mụn nhọt nên người đang bị mụn nhọt cũng không nên ăn nhiều. Lượng đường cao trong nhãn cũng không phù hợp với người đang bị béo phì, người muốn giảm cân, người mắc bệnh tiểu đường, người bị tăng huyết áp.

Bà bầu không nên ăn quả gì, chuyên gia Đông y điểm mặt 7 loại trái cây cần kiêng khem
Lương y Lê Xuân Hải cho biết, để có sức khỏe tốt và an toàn cho mẹ và thai nhi, bà bầu cần lựa chọn thực phẩm và rau quả thật thông minh. Vậy bà bầu...

Bài chuyên gia

Lương y Lê Xuân Hải
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lương y Lê Xuân Hải