Mới có thai nên ăn gì, mẹ bầu hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ

Ngày 12/04/2019 16:23 PM (GMT+7)

Giai đoạn mang thai cực kỳ nhạy cảm bởi nếu mẹ bầu ăn uống không có chọn lọc sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vậy mới có thai nên ăn gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh?

Mới có thai nên ăn gì, mẹ bầu hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ - 1

Tác giả bài viết: Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam).

Mới có thai nên ăn gì, mẹ bầu hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ - 2

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Việc ăn uống khoa học ngay từ những ngày đầu mang thai sẽ giúp ngăn ngừa những nguy cơ gây hại cho sự phát triển của thai nhi như dị tật thai nhi, suy dinh dưỡng, suy thai, dẫn đến thai lưu, sinh non, thậm chí là sảy thai.

Thai nhi những tháng đầu tiên phát triển như thế nào?

Những tháng đầu tiên kể từ ngày được thụ thai vẫn còn đang duy trì trạng thái phôi thai và sẽ bắt đầu hình thành các cơ quan, bộ phận quan trọng như tim thai, não bộ, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, khớp xương… vào những tuần tiếp theo của thai kỳ.

Giai đoạn đầu thai kỳ cũng là lúc nhau thai và túi ối hình thành, bánh nhau giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết như oxy và máu từ mẹ sang thai nhi, túi ối thì nằm trong tử cung và bao bọc bảo vệ thai nhi.

Bước vào tuần thứ 10 thai nhi sẽ có những bước phát triển vượt trội, tăng nhanh về kích thước, cân nặng và các cơ quan quan trọng khác.

Để đảm bảo cơ thể mẹ đủ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất những tháng đầu tiên mang thai mẹ cần lưu ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết.

Mới có thai nên ăn gì?

Mới có thai là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất trong suốt 9 tháng 10 ngày của mẹ. Đặc biệt, đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển giác quan cùng các cơ quan trọng của cơ thể. Nếu không được ăn uống và bổ sung dưỡng chất đầy đủ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh nguy hiểm.

Dưới đây là những dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung khi mới có thai.

1. Axit folic:

Axit folic hay còn được gọi là vitamin B9 là chất rất quan trọng và bắt buộc phải có trong suốt thai kỳ chứ không riêng gì giai đoạn đầu mang thai. Đây là yếu tố cần thiết để hỗ trợ cho quá trình phát triển và phân chia tế bào của thai nhi. Đồng thời, axit folic còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật bẩm sinh như dị tật ống thần kinh, não úng thủy…

Mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 400 mg folate trong thực đơn mỗi ngày. Những thực phẩm giàu axit folic là: gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu lima, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi…

Mới có thai nên ăn gì, mẹ bầu hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ - 3

Vitamin B9 là chất rất quan trọng và bắt buộc phải có trong suốt thai kỳ chứ không riêng gì giai đoạn đầu mang thai. Ảnh minh họa

2. Sắt:

Sắt là dưỡng chất quan trọng cho quá trình tạo máu cho mẹ và thai nhi. Nếu thiếu sắt tức là sẽ thiếu máu, điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ, mẹ dễ bị chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, mệt mỏi và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi như động thai, dọa sảy thai, sinh non, thai lưu, sảy thai.

Chính vì vậy mà nhu cầu bổ sung sắt khi mang thai cao gấp 3 lần so với bình thường. Mỗi ngày, mẹ cần nạp khoảng 27 mg sắt thông qua các loại thực phẩm hoặc viên sắt tổng hợp để duy trì một thai kỳ hoàn hảo.

Bổ sung thêm sắt giúp cơ thể sản sinh thêm lượng hồng cầu cho cơ thể, giúp hạn chế tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Mẹ bầu nên ăn nhiều thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…

3. Canxi:

Nhu cầu canxi khi mang thai tăng rất nhiều so với người bình thường, vì cả mẹ và thai nhi đều rất cần canxi để giúp 2 mẹ con khỏe mạnh. Khi mới mang thai 3 tháng đầu, mẹ cần bổ sung khoảng 800mcg canxi, 3 tháng giữa khoảng 1.000 mcg và 3 tháng cuối khoảng 1.200 mcg.

Canxi còn rất cần thiết cho quá trình phát triển xương và răng của thai nhi. Canxi thường có nhiều trong tôm, cua, hải sản, sữa cùng các chế phẩm từ sữa…

4. Protein:

Mỗi ngày em bé cần 70g protein trong chế độ dinh dưỡng của mẹ để phát triển khỏe mạnh. Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch… là những thực phẩm rất dồi dào chất đạm.

Ngoài ra, một số các dưỡng chất mẹ cần bổ sung cũng quan trọng không kém như chất béo, nhóm vitamin A, C, D, K, chất xơ…để ngăn ngừa các biến chứng như táo bón thai kỳ, huyết áp cao khi mang thai, phù nề tay chân…

Mới có thai nên ăn gì, mẹ bầu hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ - 4

Mỗi ngày em bé cần 70g protein trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Ảnh minh họa

5. Vitamin và khoáng chất:

Không chỉ cung cấp dưỡng chất cho mẹ mà vitamin và khoáng chất còn loại bỏ các hiện tượng xấu như táo bón, ợ nóng, đầy hơi, sạm da, rạn da…, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ trong quá trình mang thai. Một số loại rau xanh và trái cây giàu vitamin mẹ bầu không nên bỏ qua là cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, cam quýt, bưởi, táo, nho…

Vấn đề mới có thai nên ăn gì luôn khiến các mẹ bầu phải suy nghĩ và tính toán kỹ lưỡng trước khi ăn. Lời khuyên hữu ích cho mẹ lúc này đó là hãy ăn uống thật khoa học, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, chị em hãy tập thói quen tìm hiểu xem thực phẩm mà mình ăn có tốt cho con hay không và ăn bao nhiêu là đủ, có như vậy mới giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và cũng tránh được tình trạng bà bầu béo phì trong thai kỳ.

Bầu ăn gì tốt nhất?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho...

Dinh dưỡng thai kỳ

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thu Nguyệt