Lương y Lê Xuân Hải cho biết, để có sức khỏe tốt và an toàn cho mẹ và thai nhi, bà bầu cần lựa chọn thực phẩm và rau quả thật thông minh. Vậy bà bầu không nên ăn quả gì?
Tác giả bài viết: Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội |
Lương y Lê Xuân Hải (Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội) |
Rau và trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng rất quan trong cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại quả nào cũng thích hợp đối với bà bầu.
Thậm chí, nếu ăn nhiều bà bầu còn có nguy cơ sảy thai. Dưới đây là những quả mà bà bầu cần lưu ý kiêng khem trong thời kỳ mang thai.
1. Quả nhãn
Thực tế, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào về những tác hại của việc ăn nhãn khi mang thai.
Tuy nhiên, theo Đông Y những người bị cao huyết áp, người bị tiểu đường và phụ nữ mang thai là những đối tượng không nên ăn nhiều nhãn.
Ở phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí. Vì thế mẹ bầu nên lưu tâm với loại quả này.
2. Quả dứa
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho dứa vào danh sách cấm với mẹ bầu 3 tháng đầu. Dứa là loại quả ngọt, thơm, nhưng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu.
Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp với nhu cầu của cơ thể, không nên lạm dụng dứa để ăn thay các loại hoa quả khác.
3. Đu đủ xanh
Đu đủ được biết đến với hương vị thơm ngon và là một phương thuốc tự nhiên chữa chứng khó tiêu. Loại quả này phổ biến ở các nước nhiệt đới và có nhiều loại, kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, đu đủ chưa chín không hề tốt cho phụ nữ mang thai.
Theo quan niệm dân gian, khi mang thai - nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ không nên ăn đu đủ xanh vì có nguy cơ gây sẩy thai.
Đu đủ chưa chín không hề tốt cho phụ nữ mang thai. Ảnh minh họa
Lý giải từ chuyên gia Đông y, không phải khi mang thai cứ ăn đu đủ là gây hại mà phải nhấn mạnh rằng, nếu ăn đu đủ xanh, chứa nhiều nhựa mới nguy hiểm còn khi đu đủ đã chín lại có tác dụng ngược lại, cung cấp rất nhiều vitamin tốt cho thai phụ.
Trong nhựa quả đu đủ xanh có chứa chất papain – một chất có khả năng phá hủy tế bào phôi thai, bào mòn niêm mạc dạ dày và làm mỏng niêm mạc tử cung. Do đó, khi mang thai, nếu ăn đu đủ còn xanh, ương hoặc nấu chưa chín, hàm lượng papain có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra những tác hại không mong muốn như kích thích các cơn co bóp tử cung và đẩy phôi thai ra ngoài.
4. Quả đào
Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng. Vì thế bà bầu nên hạn chế ăn đào, nếu có ăn thì nên gọt vỏ và không nên ăn thường xuyên.
5. Táo mèo
Đặc tính của táo mèo là có vị chua chua, ngọt ngọt nên được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Nhiều tài liệu ghi chép, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non, chính vì vậy táo mèo không thích hợp với bà bầu.
Bởi vải có tính nóng, dễ làm mẹ bầu nổi mụn, rôm sảy. Ảnh minh họa
6. Quả vải
Mẹ bầu vẫn có thể ăn một vài quả vải nhưng chỉ thỉnh thoảng nên ăn, không nên ăn thường xuyên. Bởi vải có tính nóng, dễ làm mẹ bầu nổi mụn, rôm sảy. Bên cạnh đó những chị em có tiền sử tiểu đường, thừa cân béo phì không nên ăn vải vì trong quả vải chứa hàm lượng đường rất cao.
7. Mãng cầu
Quả mãng cầu rất nóng dễ khiến bà bầu bị nóng trong vì vậy người ta cũng khuyến cáo chị em bầu bí nên hạn chế ăn mãng cầu, tốt nhất là dưới 3 quả/tuần.