Bác sĩ "nam thần" nhớ lại giây phút thót tim khi thấy trẻ sơ sinh tím tái trên bàn đẻ

Ngày 04/07/2019 18:58 PM (GMT+7)

Bác sĩ Trần Vũ Quang nhớ lại, trong nhiều năm làm “bà đỡ” anh đã gặp không ít trường hợp khiến bác sĩ tái mặt ngay trong phòng đẻ. Lúc ấy, anh và các bác sĩ khác phải đấu trí bằng giây để an toàn cho cả hai mẹ con sản phụ.

Mới đây, sự việc bé sơ sinh tử vong với vết đứt dài trên cổ tại bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh khiến gia đình sản phụ phẫn nộ còn các bác sĩ sản khoa thì đau buồn.

Nói chuyện với PV, bác sĩ sản khoa Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ sản Trung Ương) cho biết, nhiều năm làm trong nghề, anh trân trọng từng khoảnh khắc chào đón những đứa trẻ chào đời. Vì vậy, mỗi khi bước chân vào phòng đẻ, anh phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ lưỡng, tinh thần làm việc cao.

Những giây phút này, sản phụ chịu sự đau đớn từ những cơn co rất là mạnh khi chuyển dạ, trong quá trình sinh đẻ tư thế của thai thay đổi, rất nguy hiểm đến việc gây ra biến chứng tay chân của cháu bé, thậm chí bị tổn thương nếu bác sĩ không xử lý kịp thời.

Đối với những trường hợp “Sinh khó do kẹt vai” nếu không xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Bác sĩ trong quá trình đỡ đẻ nhận thấy có tai biến này thì cần phải gọi người hỗ trợ bác sĩ sản khoa, hồi sức sơ sinh, gây mê, làm trống bàng quang rồi kéo thai nhi nhẹ nhàng. Cắt rộng tầng sinh môn và dùng thủ thuật MC Roberts.

Anh tâm sự, bác sĩ sản vừa phải có kỹ năng của bác sĩ nội vì biết kê đơn thuốc; vừa như bác sĩ cận lâm sàng vì biết siêu âm - hình ảnh và vừa có khả năng làm ngoại khoa vì phẫu thuật được. Bác sĩ Quang nhớ như in ca chuyển dạ cách đây không lâu thai nhi bị mắc bệnh lý về tim nhưng thai phụ đi khám không biết. Vì thai phụ theo dõi cả quá trình thai ở tuyến tỉnh.

Khi thai phụ được đưa vào phòng đẻ cân nặng của thai nhi ổn, được 3,2kg, ngôi thuận, con dạ và thai phụ sinh thường. Mọi sự tưởng như đã xong xuôi nhưng khi cháu bé chào đời được vài giây thì các bác sĩ thấy cháu bé tím tái trong khi đó thai phụ chuyển dạ không cần sự trợ giúp gì về mặt thủ thuật để lấy thai ra.

Khi thấy cháu bé tím tái, cả kíp đỡ đẻ cho sản phụ đều rất lo lắng, căng thẳng vì tất cả không hiểu tại sao quá trình thai phụ chuyển dạ rất thuận lợi. Khi bé trong bụng mẹ theo dõi cơn co và tim thai rất ổn, đến lúc ra ngoài tím tái rất nhanh.

Bác sĩ amp;#34;nam thầnamp;#34; nhớ lại giây phút thót tim khi thấy trẻ sơ sinh tím tái trên bàn đẻ - 1

Bác sĩ sản khoa Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ sản Trung ương).

“Lúc đó chúng tôi chỉ dám tính mọi chuyện theo giây vì sắc mặt cháu bé chuyển biến nhanh vô cùng. Kèm theo đó tiếng khóc chưa thấy điều này đồng nghĩa với việc cháu bé chưa có nhịp thở. Lúc ấy, ca đỡ đẻ phải nhanh chóng nhờ bác sĩ ở khoa sơ sinh cấp cứu cho cháu bé ngay. Tôi quá bất ngờ, giật mình và đặt câu hỏi trong đầu tại sao cháu bé lại tím nhanh như vậy. Tôi nghĩ tới hàng trăm tình huống xảy ra đối với cháu bé. Phải suy nghĩ đường thở của cháu bé thế nào, hay do tác động của bác sĩ lúc lấy cháu bé ra khỏi bụng mẹ…

Tôi đã làm nhiều ca nên ước lượng được bàn tay của mình để làm thủ thuật nhưng nhiều khi cảm giác cháu bị tím thế tôi đã không tin vào bản thân. Nhưng thật ra cháu mắc bệnh lý về tim trước đó mà trong hồ sơ khám đều không có”, bác sĩ Quang nhớ lại.

Cũng theo bác sĩ Quang, những trường hợp như vậy các bác sĩ phải tính thời gian bằng giây chứ không bằng hàng giờ như công việc hàng ngày được. Khi tiếp xúc bất kỳ ca chuyển dạ nào bác sĩ phải xử lý tình huống thật nhanh, nếu bác sĩ lo, hồi hộp thì thời gian sẽ “cướp” mất cháu bé mà không hay biết. Nhưng dù có lo lắng đến đâu bác sĩ cũng không để mẹ cháu bé nhìn được.

Bác sĩ amp;#34;nam thầnamp;#34; nhớ lại giây phút thót tim khi thấy trẻ sơ sinh tím tái trên bàn đẻ - 2

Bác sĩ Quang luôn đặt cao trách nhiệm và tinh thần mỗi khi vào phòng đỡ đẻ.

Với những cảnh cháu bé đang gặp nguy hiểm thai phụ sẽ xúc động, nguy cơ chảy máu, băng huyết và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Vì trong quá trình chuyển dạ cháu bé ra khỏi bụng mẹ chưa phải là đã kết thúc, sau đó, bác sĩ phải xử lý giai đoạn 3, lấy rau và cầm máu. Nếu tâm lý của người mẹ bất ổn thì sẽ rất khó hợp tác để cầm máu bằng thủ thuật khâu được.

Các bác sĩ trong phòng đẻ lúc nào cũng mong muốn được đón một cháu bé hoàn chỉnh, sức khỏe tốt. Nếu cháu có bất kể điều gì không hay trong phòng đẻ, bác sĩ lại băn khoăn không hiểu lỗi do mình hay do trước đó.

Có lần, bác sĩ Quang cùng kíp đỡ đẻ đã gặp phải những ca nặng, mặt cắt không còn giọt máu vì quá sợ. Bởi khi ấy tính mạng tính mạng bệnh nhân nằm trong tay bác sĩ. Cả ê kíp cần phải làm việc với tốc độ cực nhanh, chính xác cho tới khi sản phụ được mẹ tròn con vuông.

Nam bác sĩ đẹp trai như nam thần kể chuyện lần đầu đỡ đẻ: Chân tay run như sốt rét
Bác sĩ Trần Vũ Quang còn nhớ như in lần đầu tiên tham gia đỡ đẻ, tay chân run như sốt rét vì hồi hộp, lo lắng.
Theo Mai Thu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh con