Bị chế giễu "to béo mà mãi không chửa", cặp đôi Hà Nội miệt mài bán bưởi quyết tìm con

Ngày 28/12/2018 05:54 AM (GMT+7)

4 lần hỗ trợ sinh sản không thành công, những tưởng phải đi xin trứng vì bị suy buồng trứng, chồng tinh trùng dị dạng 100% nhưng cuối cùng hạnh phúc đã đến với vợ chồng chị Hà.

Chuẩn bị quần áo Tết cho 2 chàng trai bé bỏng của mình, chị Phạm Thị Hà (31 tuổi, Hà Nội) lại mỉm cười hạnh phúc và nhớ lại kỉ niệm những ngày nơm nớp lo sợ dưỡng thai ở bệnh viện thời điểm này năm ngoái. Cuối cùng sau bao vất vả, gian khó, vợ chồng chị cũng đã được bế trên tay 2 nhóc để cùng đón Tết này.

Bị chế giễu amp;#34;to béo mà mãi không chửaamp;#34;, cặp đôi Hà Nội miệt mài bán bưởi quyết tìm con - 1

Hai bé nhà chị Hà.

Không dám về quê vì sợ nghe “to béo mãi không chửa”

Vợ chồng chị Hà kết hôn vào đầu năm 2015 nhưng 7 tháng sau vẫn không thấy tin vui. Lo lắng về tình hình, cả 2 anh chị quyết định đi khám ở bệnh viện Phụ sản trung ương và hay biết anh bị tinh trùng yếu. Thời điểm đó, được bác sĩ cho thuốc về uống nhưng nghe lời một người quen tương tự như trường hợp của mình uống thuốc Nam thành công nên anh chị cũng đến tìm đến cắt thuốc.

Với câu nói của ông thầy cho rằng chỉ cần uống thuốc là 1 tháng sau có con nhưng một tháng, hai tháng rồi đến 4 tháng tin vui chẳng thấy đâu mà vợ chồng chị tăng đến gần chục cân, thậm chí, đôi khi phải nghe những lời nói nhói lòng “to béo thế mà không có bầu”.

Chị cứ miệt mài tìm đến những bài thuốc Nam gần 1 năm, đến tháng 10/2016, chị mới nhờ đến phương pháp hỗ trợ sinh sản IUI. Tuy nhiên, sau 5 ngày tiêm kích trứng không lên, chị đành dừng chu kỳ ở đây.

“Mình mang hồ sơ sang bên Bệnh viện Bưu Điện. Bác sĩ khám bảo kích trứng tiếp, mình tiêm 5 ngày, trứng lên được 15-16 quả. Chưa có tiền làm IVF nên mình xin bác sĩ làm IUI nhưng cũng không đậu mặc dù có 16 quả trưởng thành cũng buồn lắm”, chị Hà cho biết.

Bị chế giễu amp;#34;to béo mà mãi không chửaamp;#34;, cặp đôi Hà Nội miệt mài bán bưởi quyết tìm con - 2

Tổ ấm nhỏ gia đình chị Hà giờ đã tròn đầy hơn sau 3 năm vất vả.

Không bỏ cuộc, vợ chồng chị quyết tâm chăm chỉ làm lụng và chuyển về nhà ở để tích kiệm tiền ra Tết thực hiện tiếp. Tuy nhiên, lúc này dự trữ buồng trứng của chị đã kém, kết quả AMH chỉ có 1,99.

Nghe mọi người khuyên sang bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thực hiện, tháng 6/2017,  vợ chồng chị tìm đến đây gặp bác sĩ Hiền.

“Lúc đó dự trữ buồng trứng của mình chỉ còn 1,1 còn chồng mình tinh trùng dị dạng 100%. Bác sĩ bảo buồng trứng thế này phải làm IVF luôn không thì sẽ hết trứng. Lúc làm mình đo có 6 quả thôi. Về nhà bồi bổ một tháng nhưng đo lại vẫn có 6 quả. Mình vẫn quyết định làm, tiêm phác đồ kích trứng nặng lên được 9 quả, chọc trứng còn 6 quả, tạo được 2 phôi. Mình cũng buồn với thất vọng lắm mặc dù mất khá nhiều tiền rồi khoảng 70-80 triệu”, chị Hà kể.

Vì quá ít phôi nên chị được chỉ định chuyển phôi tươi. Lần này, may mắn cũng chưa mỉm cười với vợ chồng chị. Sau 13 ngày chuyển phôi, chị bị ra máu, phải bắt xe gấp lên viện, beta đo được chỉ có 18-19. Sau vài ngày tiêm bổ trợ thai nhưng con cũng không ở lại được bên vợ chồng chị. 

Tuy thất bại nhưng chị Hà bảo chưa bao giờ chị nản lòng, đặc biệt khi bác sĩ bảo phải đi xin trứng hoặc gom trứng kích 2 tháng. Biết vẫn còn cơ hội có con của chính mình, chị đã quyết định về nhà làm lụng, kiếm tiền tiếp để IVF.  

Sáng nào chị cũng dậy sớm đi giao mấy bao tải bưởi ra bến xe cho khách rồi về nhà mang bao tải bưởi đi đến cơ quan để trưa đi giao cho khách. Tối tan làm chị lại đi ship bưởi và lấy hàng tiếp. Ngày nào cũng thế, vợ chồng chị miệt mài cày tiền để có đủ chi phí IVF. 2 tháng liền, hôm nào chị cũng làm tất bật từ sáng sớm đến tối mịt, hôm nào cũng đầy một nhà bưởi.

“Khoảng thời gian chưa có con mình không dám về quê hay đi họp lớp vì sợ bị hỏi sao chưa có bầu. Mình về quê cũng về chốc lát rồi đi nhanh. Mình cứ ở Hà Nội làm kiếm tiền để IVF. Nghỉ 2 tháng cày tiền, vợ chồng mình cũng uống thêm thuốc Nam của một bà lang ở Phú Thọ nhưng mới uống một tháng lại thôi.

Tháng 10/2017, mình đi đo chỉ có có 3 quả trứng nhưng vẫn quyết tâm xin bác sĩ phác đồ điều trị. Sau 8 ngày tiêm thuốc mình tăng lên được 13 quả chất lượng rất đều đến cả bác sĩ cũng ngạc nhiên.

Hôm đi chọc trứng được 15 quả trong đó có 14 quả trưởng thành và tạo được 11 phôi. Mình xin trữ top phôi ngày 2 nuôi ngày 5 thêm được 8 phôi nữa chất lượng từ khá lên tốt. Lần này mình tin tưởng thành công cao lắm”, chị Hà nở nụ cười chia sẻ.

Bị chế giễu amp;#34;to béo mà mãi không chửaamp;#34;, cặp đôi Hà Nội miệt mài bán bưởi quyết tìm con - 3

Chị bị suy buồng trứng, chồng lại dị dạng tinh trùng 100% nên sự chào đời của 2 nhóc tỳ là món quà lớn với vợ chồng anh chị.

9 tháng mang thai nơm nớp lo âu vì hết bệnh này đến bệnh khác

Đúng như linh cảm của mình, 6 ngày sau chuyển phôi chị hạnh phúc khi que thử thai lên 2 vạch. Chị run lên vì vui sướng, đặc biệt sau khi thử beta lên 182, chị vỡ òa khoe với tất cả mọi người niềm hạnh phúc được làm mẹ đầu tiên của mình.

“Ngày hôm sau mình tò mò thử tiếp nhưng lại không thấy đậm lên, mình lo có vấn đề gì vì nhiều người đậu thai rồi lại tụt. Mình đi thử beta tăng gần 700 nên yên tâm không lo nữa. 15 ngày sau mình đi siêu âm phát hiện 2 túi thai, đậu thai đôi. Mình thuê phòng trọ ở viện 3 tháng”, chị Hà cười cho biết.

Bị chế giễu amp;#34;to béo mà mãi không chửaamp;#34;, cặp đôi Hà Nội miệt mài bán bưởi quyết tìm con - 4

Có thời điểm chị sợ về quê, gặp mọi người. Tuy nhiên nhờ có chồng luôn ở bên động viên khiến chị bớt buồn tủi hơn.

Chị Hà tâm sự, có lẽ khoảng thời gian chị sợ hãi nhất trong quá trình mang thai là đợt Tết dương lịch năm ngoái. Vào 2h sáng, chị bị ra máu xối xả vì bị bóc tách túi thai. Cũng may thuê trọ ở viện nên chị kịp thời cấp cứu nhanh chóng khi thai mới bị bóc tách 15%, tim thai phát triển không vấn đề gì.

Ngoài khoảng thời gian nghén 20 tuần đầu không thể ăn được gì, chị cùng phải đối diện với vấn đề bị tiểu đường thai kỳ khi được 26 tuần.

“Hết nghén, mình ăn theo thực đơn mẹ chồng nấu và kiêng những thứ dân gian. Khi biết tiểu đường thai kỳ mình kiêng ăn nhiều lắm. Đợt đó mình còn phải vào bệnh viện nằm theo dõi tiểu đường 1 tuần.

Rồi sau khi tiêm trưởng thành phổi lúc 31 tuần cân nặng con không phát triển cũng lo, những lúc đi khám bác sĩ bảo ít nước ối cũng phải về năng uống nước dừa. Đợt đó chân mình cũng bị phù nữa ngày phải uống 2 lít nước đỗ đen với hạt sen cho bớt phù, dễ ngủ”, chị Hà kể những khó khăn khi mang thai mình trải qua.

Bị chế giễu amp;#34;to béo mà mãi không chửaamp;#34;, cặp đôi Hà Nội miệt mài bán bưởi quyết tìm con - 5

Hai bé sinh ngày 11/7.

Chị Hà sinh 2 bé khi được 36 tuần vào ngày 11/7 năm nay. Mỗi bé nặng 2,1kg. Ngày đi sinh nghe thấy tiếng khóc con chào đời, đặc biệt bác sĩ bế con thơm mẹ rồi mang xuống sơ sinh khiến chị xúc động, rưng rưng nước mắt. Nhìn 2 con nhỏ xíu được bác sĩ bế chị nghẹn ngào bởi cuối cùng sau bao khó khăn chị đã tìm được con yêu.

Mặc dù sau đó bị phản ứng với thuốc gây tê run lẩy bẩy người, chóng mặt phải nằm gần chục giờ theo dõi hay “con thức ngày cày đêm” nhưng đó không còn là khó khăn với chị bởi giờ đây vợ chồng chị đã có 2 con yêu luôn đồng hành bên mình.

Đôi mắt đỏ hoe lần đầu ngắm con của người vợ mang thai từ chồng không có tinh trùng
Ở gần độ tuổi tứ tuần, anh Tào Đình Phúc mới được hưởng niềm hạnh phúc làm bố. Đối với anh, để có được niềm hạnh phúc này phải "đánh đổi" 8 năm với...
Hồng Nhung (Ảnh: NVCC)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề 9 tháng 10 ngày khổ tận cam lai