Khi mang thai cơ thể chị em sẽ trải qua rất nhiều thay đổi có thể mẹ không ngờ tới.
Mang thai là một trong những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống ban tặng cho người phụ nữ. Bạn đang nuôi dưỡng trong mình một mầm sống bé bóng, một đứa trẻ lớn dần trong cơ thể bạn – còn gì tuyệt vời hơn. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian mẹ sẽ phải đổi mặt với rất nhiều thay đổi. Tôi đã từng nghe rất nhiều mẹ than phiền rằng họ bị đau nhức người, đau mông, đau lưng hay thậm chí ốm nghén, ợ nóng. Có người lại tăng đến gần 40kg trong thai kỳ, có mẹ thì than: “đó là 9 tháng dài nhất trong cuộc đời”…
Tất cả những điều này để nói lên rằng thai kỳ là sự biến đổi cơ thể ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Bên cạnh những điều mẹ dễ dàng nhận ra như ốm nghén, mệt mỏi, mang thai còn khiến cơ thể bạn thay đổi rất nhiều. Hãy cùng đi khám phá nhé!
Tử cung mẹ to lên gấp 500 lần
Tử cung của phụ nữ khi mang thai có lẽ là bộ phận thay đổi lớn nhất. Bạn có tin được rằng, 9 tháng bầu bí, tử cung tăng kích thước hơn 500 lần so với bình thường không? Trọng lượng của bộ phận này có thể tăng từ 1 vài gam đến 1-2 kg đấy. Sau sinh nở, tử cung sẽ mất một khoảng thời gian để quay trở lại kích thước và trọng lượng như ban đầu.
Tử cung của phụ nữ khi mang thai có lẽ là bộ phận thay đổi lớn nhất. (ảnh minh họa)
Trái tim “bận rộn”
Bạn có biết rằng khi mang thai không chỉ tử cung mà tim mẹ cũng lớn hơn không? Khi bầu bí, tim mạch sẽ phải hoạt động nhiều để kịp đưa máu đến nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy mà tim cũng tăng kích cỡ. Khối lượng máu cơ thể cần khi mang thai sẽ tăng từ 40-50% đấy.
Khớp xương mềm hơn
Để chuẩn bị cho ca sinh nở, cơ thể sẽ tự tạo ra một hormone gọi là relaxin giúp làm mềm dây chẳng của mẹ. Hormone này sẽ giúp em bé dễ dàng đi qua xương chậu của mẹ trong quá trình sinh nở. Thật tuyệt vời phải không?
Tóc bóng, dầy
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tóc của phụ nữ mang thai thường bóng và dày hơn. Nguyên nhân là do trong thai kỳ, mức độ estrogen tăng cao khiến tóc cũng mọc nhanh và nhiều hơn. Tuy nhiên, để bù lại điều này, sau sinh chị em thường sẽ bị rụng tóc nhiều.
Chân voi
Hormone relaxin có tác dụng nới lỏng các khớp xương nên cũng làm nới lỏng dây chằng ở bàn chân. Kết hợp với việc tăng cân trong thai kỳ sẽ khiến bàn chân mẹ bầu tăng từ 1-2 kích cỡ. Dù vậy mẹ đừng lo vì hiện tượng “chân voi” này nhé. Sau sinh, mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Trước mắt, để tránh khó chịu, mẹ nên đi giày đế bệt và mua giày với kích thước to hơn một chút.
Khứu giác nhạy cảm
Nồng độ estrogen và gonadotropin màng đệm cao trong thai kỳ thường khiến khứu giác mẹ bầu nhạy cảm hơn rất nhiều. Có lẽ vì vậy mà chị em thường rất khó chịu với bất cứ mùi, vị nào lạ.
Bầu bí chị em thường dễ nhạy cảm với mùi, vị. (ảnh minh họa)
Mẹ cao dễ sinh đôi
Theo nghiên cứu được thực hiện vào năm 2006 bởi tiến sĩ Gary Steinman - một bác sĩ sản khoa tại Trung tâm y tế của người Do Thái, phụ nữ cao có nhiều khả năng thụ thai song thai.
Thèm ăn
Khi bầu bí, đừng trách chị em vì sao hay thèm ăn đồ chua và kem lạnh. Có những người còn thèm ăn những đồ kỳ quá như đất sét, đá, bụi bẩm và muối. Một số giả thuyết cho rằng mẹ thèm ăn gì chứng tỏ mẹ thiếu chất đấy, tuy nhiên chưa được khoa học chứng minh.
Mẹ ăn gì, bé ăn nấy
Thời gian ở trong bụng mẹ, bé sẽ trực tiếp hập thụ dinh dưỡng từ những thực phẩm mẹ ăn thông qua nhau thai. Vì vậy nếu muốn bé phát triển tốt nhất, mẹ cần ăn đầy đủ dưỡng chất và có chế độ ăn uống khoa học.
Bố ốm nghén thay mẹ
Theo số liệu thống kê mới đây, có đến 20% các ông bố có các triệu chứng ốm nghén khi vợ bầu bí. Đây được coi là hội chứng couvade. Hiện tượng này xảy ra phổ biến nhất trong 3 tháng đầu. Các triệu chứng người chồng thường biểu hiện khi vợ bầu là ốm nghén, mệt mỏi, ợ nóng…