Khi y tá bế đứa trẻ ra khỏi phòng sinh và gọi tên chồng của sản phụ thì không thấy ai trả lời. Những người xung quanh cho biết anh ta đã đi tìm khách sạn gần đây để ngủ trưa.
Có câu nói “khoa sản chính là chiếc gương phản chiếu cuộc hôn nhân” để thấy rằng trước cửa phòng sinh, đàn ông muôn hình muôn vẻ. Có người chồng thì lo lắng bất an, không dám rời đi, thậm chí trào nước mắt khi nghe thấy tiếng hét đau đớn của vợ. Có người chồng thì vô tâm, hững hờ đến mức đau lòng.
Như câu chuyện một sản phụ đi đẻ nhưng khi y tá bế đứa trẻ ra thì không có chồng cũng như người nhà nào đứng đợi trước cửa phòng sinh ở Chiết Giang (Trung Quốc) vào ngày 1/5 mới đây.
Theo đó, y tá này cho biết trước khi sản phụ được đưa vào phòng sinh thường, cổ tử cung mới chỉ mở được 3cm, lúc đó người chồng vẫn đứng ở cửa phòng sinh. Sau 30, sản phụ bắt đầu đau bụng dữ dội, cơn co thắt dồn dập hơn, cổ tử cung mở 7cm nên các bác sĩ bắt đầu cho rặn đẻ. Ca sinh thường diễn ra nhanh chóng vì sản phụ đã có kinh nghiệm sinh nở trước đó.
Khi y tá bế em bé ra khỏi phòng sinh và gọi tên chồng của sản phụ thì không thấy ai trả lời. Những người xung quanh cho biết anh ta đã đi tìm khách sạn gần đây để ngủ trưa.
Y tá đẩy em bé ra phòng sinh để tìm người nhà nhưng không thấy ai.
Trong tình huống này y tá chỉ có thể đẩy đứa trẻ trở lại phòng chờ, sau đó, cô gọi điện cho chồng sản phụ. Một lúc sau, người chồng mới bắt đầu về tới, khi nhìn thấy đứa trẻ, anh ta chỉ liếc nhìn một cái rồi nói “là con gái nữa nên có gì đâu mà lạ”, sau đó cũng không hỏi thăm về tình hình sức khoẻ của vợ mình.
Em bé vừa mới được sinh ra.
Nhìn thấy người chồng sản phụ, y tá nói: "Khi phụ nữ sinh con lúc nào cũng cần có người nhà ở bên ngoài để hỗ trợ những vấn đề liên quan đến giấy tờ, vật dụng cần thiết. Sao anh cẩu thả quá vậy, thời khắc quan trọng vậy mà anh vẫn có tâm trạng để đi ngủ sao? Nếu có vấn đề gì xảy ra như cần anh ký tên thì tôi biết tìm anh ở đâu?”.
Những lời của y tá khiến người đàn ông cảm thấy xấu hổ. Anh ta im lặng, tiếp tục đẩy vợ và em bé về phòng, thái độ hơi khó chịu sau lời trách móc của y tá.
Người mẹ đau lòng vì sự vô tâm của chồng trong lúc mình vượt cạn. (Ảnh minh họa)
Câu chuyện này đã nhận được nhiều lượt bình luận của cộng đồng mạng, ai nấy cũng thể hiện thái độ bất bình với người chồng kia:
- "Không nói xa, tôi cũng vậy, lúc đẩy ra khỏi phòng sinh cũng không có ai chờ đón mình, lý do là cả chồng và mẹ chồng đều đi ăn. Lúc đó thực sự cảm thấy đau lòng. Sau đó tôi đã hỏi chồng, tại sao không lo lắng cho tôi. Anh ta đã nói rằng chuyện phụ nữ sinh con là chuyện bình thường, nếu có vấn đề gì, chỉ có bác sĩ mới có thể cứu tôi được nên việc chồng có mặt ở đó hay không cũng không quan trọng".
- "Tôi may mắn hơn sản phụ này khi vừa đẩy ra khỏi phòng sinh đã gặp được cả gia đình chồng cùng chồng mình. Họ nói rằng mặc dù đã đợi cả ngày chưa được ăn gì nhưng cũng không dám đi đâu vì sợ có chuyện gì bất ngờ sẽ không xử lý được".
- "Không biết chồng bạn là người như thế nào nhưng trong tình huống vợ đi đẻ, tôi cũng không có tâm trạng nào để đi ngủ".
Chồng nên làm gì khi vợ bước vào phòng sinh
Trên thực tế, khi người vợ bước vào phòng sinh, có 3 điều mà người chồng nên làm sau đây:
- Kiểm tra đồ đạc cho vợ
Nhiều sản phụ gặp tình huống sinh gấp, lúc nửa đêm đột ngột vỡ ối không kịp chuẩn bị đồ đạc, vậy nên trong khoảng tháng cuối cùng gần sinh, người chồng có thể dành thời gian để kiểm tra xem mình đã mang theo đầy đủ đồ đạc, giấy tờ quan trọng… để các mẹ có thể an tâm đi vượt cạn mà không quá lo lắng.
- Chuẩn bị một số thức ăn
Sinh nở là một quá trình tiêu tốn rất nhiều năng lượng, đặc biệt là đối với những bà mẹ sinh thường, nếu thể lực suy kiệt trong quá trình sinh nở sẽ dễ bị rối loạn nhịp thở, thai nhi bị ngạt và thiếu oxy. Vậy nên các ông bố nên chuẩn bị một ít đồ ăn để bổ sung dinh dưỡng cho vợ mình lúc này.
- Luôn ở bên vợ mình
Điều thứ 3 mà các ông chồng nên làm khi đưa vợ đi sinh đó là hãy luôn ở bên vợ mình. Nhiều bệnh viện cho phép người nhà vào phòng sinh để hỗ trợ tinh thần cho vợ, nếu có điều kiện, các ông bố có thể vào phòng sinh để sát cánh cùng các mẹ và chứng kiến con yêu chào đời để thấu hiểu nỗi vất vả của vợ mình để cùng nhau nuôi dạy con khôn lớn.