Chu kỳ kinh nguyệt: Tính từ ngày nào và bao nhiêu ngày?

Ngày 29/07/2019 16:00 PM (GMT+7)

Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào và diễn ra trong bao nhiêu ngày không phải ai cũng biết. Kinh nguyệt không đều sẽ gây khó khăn trong việc thụ thai ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ.

Tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác sẽ giúp chị em biết được ngày rụng trứng tờ đó sẽ dễ dàng hơn trong quá trình thụ thai, đồng thời giúp việc chủ động tránh thai an toàn.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Đó là sự lặp lại, tiếp diễn theo một vòng tuần hoàn tính từ ngày đầu tiên bị “đèn đỏ” tháng này sang ngày bị “đèn đỏ” ở tháng tiếp theo ở phụ nữ.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Kinh nguyệt sẽ có từ 3 - 5 ngày hoặc 7 ngày/tháng (tùy cơ địa từng người).

Chu kỳ kinh nguyệt: Tính từ ngày nào và bao nhiêu ngày? - 1

Bạn dễ dàng tính được ngày quan hệ an toàn nhờ vào việc theo dõi ngày có kinh trong tháng (Ảnh minh họa)

1. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn bao nhiêu ngày?

Nếu vòng kinh của bạn dưới 20 ngày thì được tính là chu kỳ kinh ngắn. Nhiều chị em có hiện tượng 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần và vòng kinh chỉ trong 15 ngày. 

Chu kỳ kinh chỉ kéo dài dưới 21 ngày sẽ được chẩn đoán là kinh mau, hay chu kỳ kinh nguyệt ngắn.

Nguyên nhân

Vòng kinh ngắn, lặp lại 2 lần/tháng nguyên nhân do:

- Độ tuổi hành kinh sớm. Do các nang noãn sớm trưởng thành và rút ngắn thời gian phát triển.

- Do di truyền (Gia đình có người thân có vòng kinh ngắn).

- Thay đổi các hormone nội tiết tố (Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, giảm đau, kháng sinh, do chế độ sinh hoạt thất thường).

- Yếu tố tâm lý. Stress, mệt mỏi, lo lắng dẫn đến vòng kinh ngắn.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Bệnh lý này sẽ tác động ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản của chị em như:

-  Làm thay đổi hoạt động của buồng trứng

- Giảm khả năng thụ thai ở nữ do trứng chưa chín và phóng noãn không đúng thời điểm.

- Thiếu máu nghiêm trọng.

- Bệnh phụ khoa phát triển.

2. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài bao nhiêu ngày?

Chu kỳ kinh ổn định, đều và bình thường sẽ kéo dài từ ngày 28 - 30 ngày. Nếu từ 32 - 35 ngày cũng được coi là bình thường.

Với chu kỳ hành kinh đều thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện vào tháng tiếp theo đúng ngày bị ra máu kinh của tháng trước. Hoặc kinh nguyệt có thể đến trước hoặc sau 3 ngày thì bạn vẫn có chu kỳ kinh ổn định, đều.

Chu kỳ kinh nguyệt: Tính từ ngày nào và bao nhiêu ngày? - 2

Chu kỳ hành kinh thường từ 28 - 30 ngày (Ảnh minh họa)

Lợi ích của chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Với những chị em có chu kỳ kinh đều, không bị rối loạn kinh nguyệt sẽ có những lợi ích sau đây:

- Khả năng mắc các bệnh phụ khoa thấp.

- Dễ tính và tính chính xác được thời gian rụng trứng để thụ thai và tránh thai an toàn.

- Sức khỏe sinh sản tốt, dễ có thai theo ý muốn.

- Có thể dựa vào ngày rụng trứng để tránh thai không cần sử dụng các biện pháp tránh thai khác như: Thuốc tránh thai, bao cao su, đặt vòng…

3. Chu kỳ kinh nguyệt dài 

Chu kỳ kinh nguyệt dài bao nhiêu ngày?

Vòng kinh dài được xác định từ 35 ngày trở lên, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày hoặc dài hơn thì đây là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. 

Nguyên nhân

- Rối loạn nội tiết tố do ảnh hưởng, tác dụng phụ của các loại thuốc tránh thai, giảm đau…

- Sinh hoạt không điều độ, thức khuya, ăn uống thất thường.

- Tâm lý bất ổn: Stress, mệt mỏi, lo lắng…

Ảnh hưởng tới sức khỏe

- Là dấu hiệu của bệnh vô sinh thứ phát.

- Khó thụ thai, khó có con.

- Rất khó tính ngày rụng trứng để mang thai hay tránh thai theo ý muốn.

- Tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như: U xơ tử cung, viêm nhiễm âm đạo, u nang buồng trứng...

Cơ chế chu kỳ kinh nguyệt

Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ được xác định, chia làm 2 pha gồm: Pha nang noãn và pha hoàng thể.

Chu kỳ kinh nguyệt: Tính từ ngày nào và bao nhiêu ngày? - 3

Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? (Ảnh minh họa)

Pha nang noãn

Ở pha này được chia làm 2 giai đoạn là hành kinh và phát triển nội mạc.

Hành kinh (ngày đầu tiên ra máu)

Thời gian hành kinh sẽ kéo dài từ 3 - 5 ngày, ở giai đoạn này nội mạc tử cung bong tróc dẫn đến sự sụt giảm của các hormone sinh dục. Ngày kết thúc kỳ kinh, không ra máu sẽ kết thúc pha thứ 1 này. 

Phát triển nội mạc

Khi sạch kinh, trục hạ đồi tuyến yên sẽ hoạt động mạnh trở lại, và phóng thích từng đợt GnRH (Gonadotropin releasing hormone) sẽ kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra hormone LH và FSH.

Chịu tác động của hormone FSH, các nang noãn sẽ phát triển và tiết ra estrogen. Khi nồng độ estrogen đạt ở mức nhất định, tuyến yên sẽ phóng thích nồng độ LH vào máu dẫn tới hiện tượng phóng noãn vào giữa chu kỳ kinh nguyệt.

Pha hoàng thể

Sau khi noãn được phóng ra, “tàn dư” của nang noãn trên buồng trứng sẽ co lại, mạch máu nuôi phát triển và lượng cholesterol tăng lên đáng kể và hình thành cấu trúc mới là hoàng thể. 

Cấu trúc này được tiết chế từ estrogen và progesterone và được duy trì nhờ beta - hCG hoặc hormone LH.

Sau khi phóng noãn có không có hiện tượng thụ tinh thi hormone LH sẽ giảm làm tiêu giảm hoàng thể, và sụt giảm estrogen, progesterone, từng mảng nội mạc tử cung sẽ bong tróc ra và chuẩn bị bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới.

Nếu có hiện tượng thụ tinh thì hormone LH vẫn giảm nhưng hoàng thể sẽ được duy trì bởi beta - hCG được tiết ra từ hợp bào nuôi của phôi thai. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ dừng lại cho đến khi sinh em bé và trục hạ đồi tuyến yên hoạt động lại.

Những bất thường của chu kỳ kinh nguyệt

Nếu chu kỳ kinh của bạn có các dấu hiệu bất thường sau đây thì nên đi khám và điều trị sớm.

- Kinh nguyệt không đều, có thể dài hơn 35 ngày hoặc ngắn dưới 21 ngày.

- Vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát: Không có kinh trong 2 - 3 tháng hoặc không có kinh nguyệt.

- Rong kinh: Kỳ kinh kéo dài hơn 8 ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt: Tính từ ngày nào và bao nhiêu ngày? - 4

Đau bụng kinh là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt (Ảnh minh họa)

- Cường kinh: Máu kinh ra người, ồ ạt dẫn đến tình trạng mất máu, choáng váng, mệt mỏi.

- Thống kinh: Đau bụng kinh dữ dội trong kỳ kinh nguyệt.

Những bất thường này có thể nguyên nhân của các bệnh lý như: Thai ngoài tử cung, sảy thai sớm và các bệnh phụ khoa…

Cách tính ngày quan hệ an toàn theo chu kỳ kinh nguyệt

Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt bạn có thể dễ dàng tính được ngày quan hệ an toàn. Cách tính này là một trong những cách tránh thai tự nhiên hiệu quả cao.

Thời điểm an toàn tương đối

Thời điểm này được tính từ ngày bắt đầu có kinh đến ngày thứ 7 của chu kỳ hành kinh.

Ví dụ: Vòng kinh của bạn là 28 ngày, ngày bắt đầu có kinh từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 5, hoặc nhiều người sẽ có kỳ kinh nguyệt dài tới 7 ngày. Thời kỳ ngày xác suất có thai vẫn xảy ra. 

Trường hợp trứng rụng sớm, tinh trùng nam lại có thể tồn tại từ 3 - 5 ngày vì thế khả năng thụ thai vẫn diễn ra trong kỳ kinh nguyệt. 

Thời điểm này, quan hệ an toàn chỉ mang tính chất tương đối, tốt nhất các cặp vợ chồng chưa muốn có con nên dùng các biện pháp tránh thai khác.

Chu kỳ kinh nguyệt: Tính từ ngày nào và bao nhiêu ngày? - 5

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày (Ảnh minh họa)

Thời điểm không an toàn

Ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày giữa chu kỳ kinh, khoảng từ ngày 13 - 17. Bạn chỉ cần lấy ngày hết “đèn đỏ” cộng với 5 ngày nữa sẽ ra ngày rụng trứng. 

 - Với chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày thì thời điểm rụng trứng là ngày 14, khoảng thời gian dễ có thai nhất là vào khoảng ngày 12 - 16.

- Với chu kỳ kinh 30 ngày thì thời điểm rụng trứng là 16, khoảng thời gian dễ có thai là ngày 14 - 18.

Tuy nhiên thời gian rụng trứng, dễ thụ thai này chỉ đúng với chị em có vòng kinh đều, ổn định. Với người kinh không đều, mất kinh thì rất khó xác định thời điểm rụng trứng chính xác trong tháng.

Đây là thời điểm vàng để những cặp đôi muốn có con có thể thụ thai. Tỷ lệ thụ thai thành công ở thời điểm này là trên 90%. 

Thời điểm này quan hệ không an toàn, rất dễ có thai. Vì vậy, nếu muốn tránh thai chị em nên kiêng quan hệ hoặc dùng biện pháp tránh thai an toàn khác như: Bao cao su, thuốc tránh thai, xuất tinh ngoài âm đạo…

Thời điểm an toàn nhất

Thời điểm này được tính từ ngày 20 của chu kỳ hành kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tháng tiếp theo. 

Đây là thời điểm tránh thai tốt nhất, khả năng có thai rất thấp vì trứng đã rụng và phân hủy, khả năng có thai gần như không có.  

Quan hệ vào thời điểm an toàn được coi là phương pháp tránh thai tự nhiên tốt, hiệu quả và không gây tác dụng phụ gì.

Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt

Dựa vào ngày rụng trứng để tránh thai hoặc thụ thai là phương pháp phổ biến hiện nay. Cách tính này thường cho kết quả chính xác tới 90%, tuy nhiên nó chỉ chính xác với những chị em có chu kỳ kinh đều, ổn định.

Để xác định, tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt bạn có thể tính như sau.

Trứng rụng sẽ rơi vào giữa chu kỳ hành kinh, bạn lấy nửa số ngày vòng kinh cộng trừ với 5 sẽ ra thời điểm dễ rụng trứng, dễ thụ thai.

Ví dụ: Chu kỳ kinh nguyệt 32 ngày, sẽ tính ngày rụng trứng như sau: 16 - 5 = 11 và 16 + 5  = 21. Như vậy thời gian rụng trứng, dễ thụ thai nhất rơi vào ngày 11 - 21 của. 

Thời điểm trứng rụng, tỉ lệ có thai lên tới 95% vì vậy nếu muốn tránh thai hoặc thụ thai bạn nên cân nhắc và có kế hoạch tốt nhất khi quan hệ trong thời điểm rụng trứng này. 

Chu kỳ kinh nguyệt: Tính từ ngày nào và bao nhiêu ngày? - 6

Bảng tính ngày rụng trứng của các chu kỳ kinh (Ảnh minh họa)

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có tính được ngày an toàn không?

Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày hoặc dài hơn phải dựa vào việc chu kỳ kinh có ổn định, đều và chuẩn ngày ở các tháng với nhau không. 

Chu kỳ kinh giữa các tháng kéo dài, chênh lệch nhau hay tháng có tháng không thì rất khó tính được và mức độ chuẩn xác thấp, có chỉ ở mức tương đối 50/50.

Cách xác định ngày rụng trứng nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều 

Tính ngày rụng trứng để tránh thai và có thai chỉ chuẩn, mang tính chính xác cao với chị em có vòng kinh đều, ổn định liên tục ít nhất 3 tháng. Vậy những chị em không có chu kỳ kinh nguyệt đều có thể dùng các phương pháp sau để xác định ngày rụng trứng để tránh thai, có thai theo ý muốn.

1. Ra nhiều dịch nhầy

Sắp và đến ngày rụng trứng, cổ tử cung sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy màu trắng đục, kết dính hơn. Dịch nhầy này tiết ra nhiều báo hiệu ngày rụng trứng đã đến, bạn nên chủ động có kế hoạch tránh hoặc thụ thai.

2. Thân nhiệt tăng

Thân nhiệt tăng từ 0,3 - 05 độ C, người cảm thấy nóng, mệt mỏi, khó chịu thì đây là dấu hiệu báo hiệu ngày rụng trứng đến. Bạn có thể kiểm tra chính xác bằng cách đo nhiệt kế vào mỗi sáng sớm.

3. Siêu âm noãn

Đây là cách kiểm tra ngày rụng trứng chính xác nhất. Khi thấy dịch nhầy tiết nhiều ở cổ tử cung, chị em có thể đi siêu âm để kiểm tra và cho kết quả đúng nhất.

4. Tử cung mở rộng, mềm hơn

Nếu thấy cổ tử cung mềm, mở rộng và luôn ẩm ướt hơn so với ngày bình thường, bạn đã tới ngày rụng trứng. Nếu muốn thụ thai bạn nên tranh thủ quan hệ thời gian này hoặc ngược lại.

5. Ham muốn tình dục tăng cao

Nếu chị em đột nhiên có nhu cầu cao về chuyện ấy thì đã đến ngày rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân do estrogen tăng cao, kích thích ham muốn, cảm xúc của chị em. 

Vì thế nếu muốn tránh thai chị em nên dùng biện pháp an toàn hoặc kiềm chế cảm xúc.

Chu kỳ kinh nguyệt: Tính từ ngày nào và bao nhiêu ngày? - 7

Vào thời điểm rụng trứng chị em sẽ nhu cầu cao về “chuyện ấy” (Ảnh minh họa)

6. Ngực căng tức

Nồng độ progesterone sẽ tăng lên đột biến khi ngày rụng trứng tới, nó tác động làm ngực chị em có dấu hiệu căng tức, to hơn và hơi đau nhức ở núm vú. 

Ngoài ra các dấu hiệu như: Đau bụng dưới, đau một bên xương chậu, chuột rút, buồn nôn, chán ăn, nhạy cảm hơn… cũng là dấu hiệu sắp hoặc đang trong ngày rụng trứng. 

Các chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều cần lưu ý và dựa vào các dấu hiệu này để có thể tránh thai, thụ thai theo ý muốn.

Làm gì để tăng khả năng thụ thai?

Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt để xác định ngày rụng trứng để có thai nhanh, tỷ lệ thành công tới 90%, các cặp vợ chồng cần thực hiện các việc sau:

- Xác định đúng ngày rụng trứng qua chu kỳ kinh nguyệt hoặc các dấu hiệu rụng trứng.

- Tăng tần suất quan hệ vào ngày rụng trứng.

- Luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ khi quan hệ vợ chồng.

- Không sử dụng các chất kích thích như đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá… làm giảm khả năng thụ thai.

- Điều trị, chữa khỏi dứt điểm các bệnh phụ khoa, nam khoa trước khi có kế hoạch sinh con.

- Chế độ sinh hoạt khoa học, không thức khuya, ăn uống thất thường vào những ngày dễ thụ thai.

- Không sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh sau khi quan hệ.

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là chuẩn nhất?
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài 21-35 ngày, thời gian hành kinh 2-6 ngày và lượng máu mất trung bình 20-60ml.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Phấn Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cách tính chu kỳ kinh nguyệt