Mang thai ở Úc, mình được các bác sĩ chăm sóc rất tỉ mỉ, chu đáo, đặc biệt là khi mình bị mắc tiểu đường thai kỳ.
Khi mình mang thai được 3 tháng rưỡi, cũng là lúc mình rời Việt Nam để theo chồng sang Úc sinh sống. Qua tới nơi thi mình lại bị cảm, nôn, sốt, hết 2 tuần. Chồng mình đặt lịch hẹn ở bệnh viện cho mình để đăng ký sinh nở tại đây. Bệnh viện mình theo hoàn toàn miễn phí, mình chẳng tốn bất kỳ chi phí nào cả, bác sĩ, y tá, bà đỡ sinh mọi người ai cũng nhiệt và niềm nở với mình, họ hỏi mình rất kỹ càng như người nhà mình có ai bị này bị nọ không, rồi họ hẹn mình đến siêu âm khi mình tròn 21 tuần, con mình phát triển hoàn toàn khoẻ mạnh.
Cứ 4 tuần mình lại có lịch hẹn để kiểm tra lại huyết áp, tâm lý, em bé, xem mọi thứ có ổn định không. Trong thời kỳ mang thai mấy tháng giữa, mình ăn rất nhiều trái cây, có khi ăn cả cân trái cây mà vẫn thèm, mình uống sữa tươi 3 lít mỗi, mình ăn tất cả các loại bánh ngọt mặc dù trước đây mình ghét ngọt lắm.
Em bé chào đời bằng phương pháp sinh mổ, nặng 4,04kg.
Sau sinh bé được da tiếp da với mẹ.
Cho đến khi mình 30 tuần mình phát hiện mình bị tiểu đường thai kỳ, hôm sau nhân viên ở trung tâm tiểu đường gọi mình lên và nói chuyện. Khi mình đến nơi, họ hướng dẫn mình tự điều khiển lượng đường bằng việc ăn uống và họ phát cho mình máy đo lượng đường mini để mình tự kiểm tra ở nhà, trước khi ăn sáng và sau các bữa ăn 2 tiếng, lượng đường trước khi ăn sáng phải dưới 5mol và sau các bữa ăn phải dưới 6,7mol.
Mình đang từ thiên đường ăn uống như muốn rơi xuống địa ngục, phải cắt bỏ hoàn toàn đồ ngọt. Chồng mình lên thực đơn cho mình. Sáng mình chỉ được ăn bánh mì nâu hoặc ngũ cốc với 1 ít sữa, Một ngày mình chỉ được uống 2 ly sữa, 2 lát phô mai và 2 thứ quả trái cây ít đường. Buổi trưa mình ăn phở, ăn ít bánh phở nhưng nhiều thịt bò, buổi tối mình ăn cơm gạo dài vì hàm lượng tinh bột không cao bằng gạo trắng. Và sau các bữa ăn mình đều đi bộ 30 phút, nên lượng đường của mình luôn ổn định.
Cứ ăn như vậy cho đến khi mình 35 tuần, lượng đường trước khi ăn sáng đã không điều khiển được nữa. Mình lo cho con, mình stress, mình khóc và mình gọi điện thoại cho trung tâm tiểu đường, mình yêu cầu họ cho mình tiêm insullin và họ yêu cầu mình tới gặp họ. Tới nơi họ an ủi mình, họ nói là không phải lỗi của mình, là do em bé và hormone thay đổi, mình đừng lo lắng, không sao cả.
Trong thai kỳ, chị Vũ Phụng tăng 20kg.
Chị đã vô cùng lo lắng khi bị tiểu đường thai kỳ.
Họ chỉ dạy mình cách tiêm, và phải tiêm chính xác 10 giờ tối mỗi ngày. Mình bắt đầu từ 2 units cho đến 30 units mà vẫn không điều khiển được lượng đường trước bữa ăn sáng. Trong suốt quá trình mình tiêm, mình phải đến bệnh viện mỗi tuần để chạy monitor. Khi mình được 38 tuần, bác sĩ đã hẹn lịch khi mình 39 tuần phải sinh. Vì khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ không nên để quá 40 tuần nguy hiểm cho em bé. Mình về nhà mong ngóng 39 tuần đến thật nhanh, để mình gặp con.
Khi thai kỳ được 39 tuần, mình lại đến bệnh viện một lần nữa để kiểm tra mọi thứ ổn. Khi mình nằm lên giường, cô đỡ sinh tìm vị trí đầu của con nhưng không được, mới kéo máy siêu âm cho mình thì con lại xoay ngang, cô ấy gọi bác sĩ để nói chuyện với mình. Bác sĩ khuyên mình tốt nhất nên mổ, khi mình nghe chữ mổ, mình đã khóc, vì mình rất muốn sinh thường để tốt cho con nhưng giờ lại không được nữa, mọi người an ủi mình.
Vợ chồng mình khăn gói vào viện, chồng mình không được ở lại bệnh viện qua đêm vì khu này là khu phụ nữ sau sinh. Sáng hôm sau, chồng mình vào viện sớm, giúp mình chuẩn bị, thì có bác sĩ vào lấy ven mình và máu của mình, rồi giúp mình mang tất chân.
Đúng 10 giờ mình được đẩy vào phòng mổ, trước khi lên bàn mổ, có 1 bác sĩ gây tê đứng nói chuyện với mình, giải thích việc gây tê màng cứng có tác dụng phụ như thế nào và ưu điểm của nó như thế nào. Xong xuôi thì mình được ngồi trên bàn mổ, ca mổ của mình có 10 người, bác sĩ, y tá, hộ sinh. Khi mình ngồi trên bàn mổ, có một bác sĩ ôm vai mình và bác sĩ khác bắt đầu gây tê.
Em bé hiện tại đã được 6 tuần tuổi.
Việc gây tê không hề đau như mình tưởng tượng, rất nhẹ nhàng thậm chí còn nhột nữa. Và thuốc bắt đầu có tác dụng, bác sĩ ôm vai mình từ từ đỡ mình nằm xuống, bác sĩ gây mê bắt đầu thử độ tê của mình bằng một viên đá. Khi biết mình không còn cảm giác gì nữa, mọi người bắt đầu hành trình mổ lấy con mình. Khi thuốc tê ngấm mình rất mệt mỏi, buồn ngủ và rất khó chịu, cỡ 5 phút trôi qua, khi người ta mở ổ bụng mình, chồng mình đã nghe tiếng con ọ oẹ từ bên trong bụng mình, khi các bác sĩ kéo con ra khỏi bụng mình, con cất tiếng khóc rất to, mình thở phào nhẹ nhõm và chỉ muốn lịm đi vì quá mệt. Con mình chào đời nặng tới 4,04kg và dài 52cm. Sau sinh, bé còn được tự tay bố cắt dây rốn cho con.
Chồng mình tới coi con và chồng mình đã khóc, ôm con lại cho mình xem và luôn miệng nói cám ơn mình. Xong xuôi thì mình và con được tiếp da và mình đã cho bú luôn ngay sau đó. Và 2 mẹ con mình được đẩy về phòng sau sinh. Mình ở bệnh viện 2 ngày, mình mổ hôm trước hôm sau mình đã đứng dậy đi lại rồi, mặc dù đau tí nhưng mình thấy vẫn chịu được. Đêm đến với mình kinh khủng lắm, vết mổ đau, con không chịu ngủ mình ôm con suốt 2 đêm liền và mất ngủ suốt 2 đêm. Chỉ mong trời sáng mau mau để chồng vào ôm con cho mình chợp mắt.
Khi mình xuất viện về nhà, bệnh viện đã cấy luôn que tránh thai cho mình vì họ không muốn mình có thai ngay sau đó, vì sinh mổ phải kiêng 2 năm. Khi mình về nhà được được 2 ngày, tức con mình được 5 ngày tuổi, y tá xuống nhà mình cân đo con mình, thì con mình bị xuống cân 400gr. Và con mình lên cân lại khi con được 10 ngày tuổi. 2 vợ chồng mình vẫn phải thường xuyên ôm con ngủ ban đêm , vì cứ đặt xuống là con khóc. Cho đến khi con gần 3 tuần, mình quyết định để con khóc đến khi con mệt sẽ tự ngủ, thì cách này hiệu quả thật, con mình ngủ rất ngon ngay sau khóc gần một tiếng.
Nhờ rèn con tự ngủ nên chị Vũ Phụng nuôi con rất nhẹ nhàng.
Bây giờ con mình được 6 tuần, đã có giờ giấc ổn định, 7 giờ tối con ngủ đến 12 giờ khuya con dậy, mình thay tã và cho bú, bú xong mình vỗ cho con ợ hơi rồi mình thả con xuống nôi tự con ngủ, mình không cần phải ru gì cả, rồi con dậy lúc 4:30 sáng mình cũng làm y chang vậy và thả con tự ngủ đến 8 giờ sáng. Sáng con ngủ dậy rất vui vẻ, chồng mình đẩy con ra đường chơi 2 tiếng cho mình ngủ thêm. Hiện giờ mình thấy rất khoẻ và nhàn rỗi vì con có thể tự ngủ và không khóc đòi bế. Vợ chồng mình dự định sẽ đưa con về Việt Nam thăm ông bà ngoại vào dịp Tết tới khi con được 4 tháng.
Chia sẻ của mẹ Vũ Phụng (hiện đang sinh sống tại Úc)