Con vừa chào đời bị đau lưỡi và có đốm trắng, bác sĩ chỉ nguyên nhân từ lúc mang bầu khiến mẹ trẻ sững sờ

Thảo Nguyên - Ngày 05/10/2022 09:30 AM (GMT+7)

Nghe mọi người bảo con bị tưa lưỡi, mình cũng thử nhiều cách chữa dân gian nhưng tình trạng không thay đổi. Bệnh phát triển nặng, đưa đi khám nghe bác sỹ nói con bị nấm lưỡi do lúc bầu mẹ bị viên âm đạo mà tôi sững sờ.

Chị Nguyễn Thị Đào (Thái Bình) mới sinh con đầu lòng được 3 tháng. Chị kể thời gian mang bầu chị khá khỏe, không ốm nghén. Có điều chị bị viêm nấm âm đạo khá nặng nhưng vì đang có bầu nên không điều trị dứt điểm được, sợ ảnh hưởng tới con.

Sau sinh tình trạng viêm nhiễm của mình nặng hơn, phải vào viện chữa song do đang cho con bú, nhiều thuốc đặc trị đặt và uống đều chống chỉ định thành thử bệnh khó chữa dứt điểm”, chị Đào kể.

Còn về phần em bé mới sinh, chị Đào chia sẻ: “Con mình rất quấy, ngủ không yên giấc, hay khóc về đêm. Đặc biệt mỗi lần cho bú, bé thường khóc nhiều hơn, không chịu ti mẹ khiến mình sốt ruột, tinh thần căng thẳng vô cùng”.

Chị Đào tự kiểm tra thấy lưỡi con có những đốm trắng, mọi người bảo đó là bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, chữa mẹo dân gian sẽ khỏi. Người mẹ trẻ này đã kiên trì làm theo hướng dẫn của những người có kinh nghiệm sinh nở trước như vệ sinh lưỡi cho con bằng nước muối sinh lý, nước cốt lá rau ngót, mật ong nguyên chất nhưng tất cả đều không hiệu quả.

Sau sinh con rất quấy, ngủ không yên giấc, hay khóc về đêm. Đặc biệt mỗi lần cho bú, bé thường khóc nhiều hơn, không chịu ti mẹ (Ảnh minh họa)

Sau sinh con rất quấy, ngủ không yên giấc, hay khóc về đêm. Đặc biệt mỗi lần cho bú, bé thường khóc nhiều hơn, không chịu ti mẹ (Ảnh minh họa)

“Miệng con mình xuất hiện ngày càng nhiều đốm trắng, bé bỏ bú hay nôn trớ, tiếp đó bị đi ngoài. Hoảng quá mình đưa con vào viện khám, sau khi làm xét nghiệm bác sỹ kết con mình nấm miệng do lây từ mẹ. Vì âm đạo của mình viêm nhiễm lại đẻ thường, trong quá trình chui ra ngoài, con bị nhiễm vi khuẩn nấm từ tử cung của mẹ. Mình đưa con đi khám muộn, vi khuẩn nấm phát triển lan xuống vòm họng, xuống đường ruột của con gây ra nấm đường ruột dẫn tới bé bị nôn trớ, đi ngoài ngày chục lần. Bác sỹ cảnh báo, nếu để lâu có thể nấm ăn vào phổi gây viêm phổi cấp tính vô cùng nguy hiểm. Mình nghe vừa hoảng, vừa thương con tới thắt lòng. Cũng tại mình chủ quan con mới mắc bệnh như vậy”.

Sau khi phát hiện nguyên nhân, nhập viện điều trị kịp thời hiện sức khỏe con trai chị Đào đã ổn định trở lại. Bé chịu ăn, ngủ yên giấc hơn. Song song đó, chị Đào được bác sỹ chỉ định chữa dứt điểm tình trạng viêm nấm âm đạo, tránh ảnh hưởng thêm tới con.

Những dấu hiệu bị viêm âm đạo khi mang thai và nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi? 

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, có tới 20% thai phụ bị viêm âm đạo khi mang thai. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi như sau:

- Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây ra chuyển dạ sinh non.

- Các bệnh lây qua đường tình dục, chẳng hạn như viêm gan, giang mai, herpes và HIV, có thể lây nhiễm cho thai nhi.

- Chlamydia - một loại vi khuẩn gây viêm âm đạo, có thể gây nhiễm trùng mắt và viêm phổi.

- Bệnh lậu có thể gây ra chuyển dạ sinh non, và trong quá trình thai nhi đi qua âm đạo của mẹ, vi khuẩn lậu có thể bám vào mắt em bé gây nhiễm trùng mắt và có thể gây mù.

- Liên cầu (streptococcus) nhóm B có thể gây biến chứng nặng ở trẻ sơ sinh, và trong trường hợp hiếm gặp có thể gây tử vong.

Do vậy các mẹ bầu không được chủ quan khi mắc viêm âm đạo khi mang thai. Bệnh này có thể khiến thai kỳ của bạn trở nên nguy hiểm cho cả thai phụ và em bé.

Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo khi mang thai:

- Dịch âm đạo tiết nhiều, chuyển từ màu trắng sữa sang màu xanh và nâu, kèm theo bọt hoặc bám thành từng mảng ở quần lót. Khí hư có mùi hôi tanh khó chịu

- Có cảm giác đau, nóng rát khi quan hệ tình dục hoặc khi tiểu tiện

- Vùng kín luôn ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu

- Vùng da ở âm đạo đỏ và môi âm hộ sưng tấy

- Tiểu rắt, khó đi tiểu, cảm giác buồn đi tiểu nhưng lại ra rất ít. Nó thường diễn ra vào ban đêm và sáng sớm gây cản trở cho việc nghỉ ngơi.

Các mẹ bầu không được chủ quan khi mắc viêm âm đạo khi mang thai vì có thể gây biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Các mẹ bầu không được chủ quan khi mắc viêm âm đạo khi mang thai vì có thể gây biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Mẹ bầu nên làm gì để giảm nguy cơ bị viêm âm đạo do nấm?

- Giữ khu vực âm đạo khô ráo giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng nấm bởi vì nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.

- Nên dùng nước ấm để rửa vùng kín và tránh dùng các loại dung dịch vệ sinh chứa các thành phần hương liệu…

- Nên chọn mặc đồ lót có chất liệu mềm mại, thoáng mát để vùng kín không bị nóng bí. Hàng ngày thay đồ lót thường xuyên.

- Khi rửa vệ sinh vùng kín nên lau vùng kín từ phía trước ra phía sau để tránh lây lan vi khuẩn từ hậu môn lên vùng kín.

- Chị em nên bổ sung thêm lợi khuẩn từ thực phẩm để tăng lợi khuẩn tốt cho cả đường ruột lẫn vùng kín.

- Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như dịch tiết chuyển sang màu trắng đục, xám hay vàng và có mùi hôi khó chịu, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ và kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Những điều thú vị về cha đẻ của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Phát minh ra công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm, Robert Geoffrey Edwards mang đến sự sống cho 5 triệu đứa trẻ, giúp đỡ hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn và đóng góp cho sự phồn thịnh của nhân loại.

Thụ tinh trong ống nghiệm

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh thường