Dấu hiệu báo động trong thai kỳ

Ngày 29/11/2013 15:00 PM (GMT+7)

Nhiều mẹ bầu đã chủ quan trước những biến chứng vô cùng nguy hiểm có thể xảy ra bất kể lúc nào trong suốt thai kỳ.

Chị Hà (Nam Đồng, Đống Đa) chia sẻ câu chuyện về thời gian mang bầu bé Bông: “Lúc mang bầu Bông, mình rất vất vả để chăm sóc cho cu Bin, lúc đó cũng 2 tuổi, mình lúc nào cũng bận rộn đến mức chẳng có thời gian để ý xem Bông ở trong bụng mẹ như thế nào. Gần cuối thai kỳ, mình cảm nhận con ít đạp hơn nhưng khi được 37 tuần mình cũng không nghĩ điều đó quan trọng lắm để hỏi bác sĩ. Tuy nhiên, vài ngày sau mình quyết định đến gặp bác sĩ sản khoa khá nổi tiếng mà cô bạn mình quen, bác sĩ đã hỏi mình: “Có phải dạo này con em rất ít di chuyển trong bụng mẹ không hả?” Mình còn đùa với bác sĩ là: “Con bé này nhà em nghịch lắm, lúc nào chả nhào lộn”, thế nhưng bác sĩ đã kiểm tra hết sức kỹ càng cho mình. Và kết quả cho thấy lượng nước ối của mình đang thấp ở mức báo động. Mình đã phải sinh mổ khẩn cấp. Chỉ 7 tiếng đồng hồ sau bé Bông chào đời mạnh khỏe, đó cũng là may mắn của mình chứ lần đó nếu có trục trặc gì chắc mình ân hận cả đời".

Trên thực tế, vì một số nguyên nhân khác nhau mà nhiều mẹ bầu đã bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm về tình trạng sức khỏe thai nhi như chảy máu âm đạo, đau bụng... Mẹ bầu cần lưu ý rằng, hầu hết các triệu chứng bất thường trong thời gian mang thai đều sẽ nhanh chóng trở lại bình thường, tuy nhiên chị em không nên quá chủ quan mà cần ý kiến bác sĩ trước những tình huống khác nhau như:

Bé không đạp nhiều

Đó có thể là dấu hiệu bình thường vì trẻ sơ sinh có những thời gian nằm ngủ yên trong tử cung của mẹ, hoặc mức năng lượng của bé đang xuống thấp vì mẹ chưa được cung cấp dinh dưỡng.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy bé đã nằm yên rất lâu thì cần đến bác sĩ để kiểm tra. Vì đây là dấu hiệu thiểu ối hoặc mực nước ối đang xuống thấp.

Dấu hiệu báo động trong thai kỳ - 1
Mẹ bầu cần theo dõi tần suất di chuyển của thai nhi. (ảnh minh họa)

Nếu mẹ bầu không chắc chắn về mức độ chuyển động thường xuyên của thai nhai thì cần dành hẳn một khoảng thời gian nhất định đễ theo dõi về thời gian bé đạp

Thông thường, em bé sẽ có sự dịch chuyển nhất định sau khi mẹ ăn xong, vì vậy sau khi ăn bữa sáng hoặc tối, mẹ bầu nên vào một phòng nhỏ yên tĩnh và tập trung theo dõi mức độ , tần suất di chuyển của con.

Thông thường trong 2 giờ thai nhi sẽ có ít nhất 10 chuyển động khác nhau. Nếu mẹ bầu thấy bé có quá ít sự dịch chuyển thì cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

10 % mẹ bầu có lượng ối thấp hơn bình thường. Cách giải quyết đơn giản nhất là chị em cần uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước.

Thiểu ối cũng có thể xảy ra do rỉ ối, nhau thai, thận hay bàng quang của mẹ có vấn đề. Nếu mẹ bầu  đã qua tuần 38 của thai kỳ hoặc em bé có dấu hiệu ít dịch chuyển thì nhiều khả năng bác sĩ sẽ chỉ định sinh sớm để bảo đảm sự an toàn cho mẹ và bé.

Chảy máu chân răng

Những thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ khiến mẹ bầu dễ bị nhiễm khuẩn vùng miệng gây ra các bệnh về viêm lợi, viêm chân răng, lợi sưng đỏ. Tình trạng phổ biến hay gặp nhất là chảy máu chân răng do mảng bám và vi khuẩn tích tụ quá nhiều trong khoang miệng.

75% phụ nữ mang thai gặp phải trường hợp này, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bình thường với tất cả mẹ bầu.

 Nếu chị em không kiểm soát, viêm lợi có thể tiến triển thành các bệnh mãn tính, nguy hiểm thậm chí phá hủy các sợi nướu quanh răng, xương răng cũng bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu báo động trong thai kỳ - 2
Chị em nên tạo thói quen kiểm tra vệ sinh răng miệng trong thai kỳ. (ảnh minh họa)

Mẹ bầu bị các bệnh về nha chu thường có nguy cơ sinh non gấp 8 lần so với bình thường. Bên cạnh đó, nhiễm trùng nướu còn ảnh hưởng đến sự đột biến hormone dẫn với sinh non.

Để ngăn chặn những tình huống xấu có thể xảy ra, mẹ bầu cần đánh răng thường xuyên sau các bữa ăn, dùng chỉ nha khoa và có thói quen kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên.

Ngủ ngáy

Hơn 1/3 phụ nữ mang thai xuất hiện hiện tượng ngáy khi ngủ, việc mà trước đó chưa bao giờ họ có.

Nhiều chị cho rằng ngáy ngủ chỉ gây phiền toái vì tiếng ồn giữa đêm khi cả nhà đang ngủ ngon mà thôi. Thực tế, mẹ bầu ngủ ngáy có khả năng bị các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, huyết áp cao, em bé sinh ra có trọng lượng thấp

Giải thích nguyên nhân này là do, trong khi ngủ mẹ bầu không hít thở được đủ lượng oxy và thở ra  khí cacbonic giúp quá trình hô hấp cân bằng.

Khí cacbonic dư thừa, đọng lại trong cơ thể khiến các mạch máu co lại, huyết áp tăng, lưu lượng máu giảm.

Mẹ bầu ngủ ngáy thường không ngủ sâu và có giấc ngủ ngon nên cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

Trầm cảm khi mang thai

Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ trầm cảm khi mang thai còn phổ biến nhiều hơn so với trầm cảm sau sinh. Cứ 8 phụ nữ mang thai thì có 1 người bị trầm cảm

Các chuyên gia cho biết chị em thường nói rằng tính khí của họ trở nên thất thường trong thời gian mang thai nhưng họ nghĩ đó chỉ là chuyện bình thường.

Mẹ bầu thường cảm thấy mình không quan tâm, không hài lòng về công việc, về các mối quan hệ trong cuộc sống, thậm chí nhiều chị còn cảm thấy việc có bầu vô cùng khó chịu. Trong một số trường hợp nặng , mẹ bầu bị trầm cảm còn có những ám ảnh về cái chết.

Điều trị trầm cảm trong thai kỳ rất quan trọng cho sức khỏe của  mẹ và bé. Phụ nữ mang thai bị trầm cảm thường không có chế ăn uống lành mạnh, dễ sử dụng các chất kích thích.

Khi bị trầm cảm mức độ cortisol của mẹ bầu tăng cao, khiến chị em luôn căng thẳng và có nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, sinh non.

75 % phụ nữ  bị trầm cảm thai kỳ cũng kéo theo tình trạng trầm cảm sau sinh .

Điều trị trầm cảm thai kỳ yêu cầu bệnh nhân đến các cơ sở y tế chuyên khoa, trong đó có sử dụng các liệu pháp tâm lý, thậm chí phải sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Dấu hiệu báo động trong thai kỳ - 3
Nếu nhận thấy mình có nguy cơ bị tiền sản giật, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế càng sớm càng tốt. (ảnh minh họa)

Tiền sản giật

Tiền sản giật thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ, nó có khả năng làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.

Mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật là các đối tượng có lịch sử gia đình hoặc đã từng bị tiền sản giật trong lần sinh trước, những người bị huyết áp cao, tiểu đường, béo phì.

Nếu mẹ bầu nhận thấy mình đang có các vấn đề sau thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa:

- Đau đầu thường nhật hoặc đau đầu vào khoảng thời gian cố định.

- Chân tay sưng, phù nề nặng

- Đau bụng phải nhiều

- Tăng cân nhanh chóng ( Ví dụ: 4 ngày tăng 10 kg)

- Mắt nhìn mờ

- Cảm tưởng như bị cảm cúm nhưng không chảy nước mũi, không đau họng

Các vấn đề về tuyến giáp

Chị Thái Hồng (Từ Liêm) mang thai tháng thứ 8, cậu con trai thứ 2 và được chẩn đoán bị cường giáp, tuyến giáp hoạt động quá mức bình thường.

Phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh rối loạn tuyến giáp ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ nhưng việc chẩn đoán bệnh không phải dễ dàng.

Triệu chứng của bệnh thường là tim đập nhanh, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, tăng cân, táo bón, da dẻ và tóc có sự thay đổi nhanh chóng, tuy nhiên đây đều là những triệu chứng phổ biến của thai kỳ.

Tuy nhiên, điều quan trọng là rối loạn chức năng tuyến giáp được quản lý trong thai kỳ.

Hiện tượng cường giáp nếu không được điều trị tích cực có thể khiến mẹ bầu bị sụt cân nhanh chóng, có dấu hiệu bất thường của tim, thậm chí bào thai có nguy cơ  suy dinh dưỡng hoặc dị tật bẩm sinh.

Suy tuyến giáp cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của em bé.

Nếu mẹ bầu tích cực điều trị thì sẽ nhanh chóng điều chỉnh và hạn chế các rủi ro này. Trong trường hợp trong gia đình có người đã có tiền sử bị các bệnh tiểu đường, bệnh liên quan đến tuyến giáp thì chị em cần lưu ý để có chế độ thăm khám, điều trị phù hợp.

Phương Thanh (Theo Parent)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Biến chứng thai kỳ