Về nhà dâu thứ nghèo ở, tôi mới thấy có những thứ còn quan trọng hơn vật chất rất nhiều.
Tôi có 2 con trai nên khi chúng trưởng thành lại có thêm 2 nàng dâu. Nhà thông gia của dâu trưởng rất giàu có nên sau kết hôn, con trai được nhờ nhà ngoại nhiều. Từ công việc, kinh tế và các mối quan hệ của con trai, con dâu đều được bên thông gia hỗ trợ. Chính bởi thế cuộc sống của chúng giàu có, sự nghiệp mở rộng.
Ngược lại, vợ chồng con trai út chỉ làm công nhân nên mức lương hạn hẹp, chỉ đủ ăn tiêu. Được cái, 2 con dâu đều hiếu thảo, biết sống và quan tâm đến bố mẹ.
Được cái tôi có 2 con dâu đều hiếu thảo, biết sống và quan tâm đến bố mẹ. (Ảnh minh họa)
Sau đám cưới, con dâu trưởng được nhà thông gia cho nhà cao cửa rộng trên thành phố ở nên vợ chồng chúng sống và làm việc trên đó. Còn khi con trai thứ kết hôn, vợ chồng tôi cũng cố gắng xây cho con 1 căn nhà nhỏ trên mảnh đất mua trước đây cách đó 3km. Các con đều ra riêng hết, chỉ lúc nào rảnh hoặc các dịp lễ Tết mới về nhà. Ở nhà có 2 vợ chồng già nhưng cuộc sống của chúng tôi rất bình yên, làm bạn với hàng xóm láng giềng.
Nhưng kể từ ông nhà tôi mất vì bị đột quỵ thì căn nhà rộng lớn còn một mình tôi thui thủi nên buồn chán lắm. Các con biết mẹ buồn nên gọi điện hỏi thăm liên tục song tôi vẫn thấy trống trải. Vợ chồng dâu trưởng nằng nặc đòi đón tôi lên thành phố để phụng dưỡng. Con cũng thú nhận do con trai tôi bị tinh trùng yếu nên đứa thứ 2 này 2 con lên kế hoạch thụ tinh ống nghiệm.
Con nói giai đoạn vừa rồi, vợ chồng đã thu xếp công việc, đảm bảo sức khỏe tốt, tâm lý vững vàng và chuẩn bị hết về tài chính để sẵn sàng tiến hành thụ tinh ống nghiệm (IVF). Vì thế bà nội lên đó ở vừa chăm cháu vừa trông coi nhà cửa giúp nên tôi đồng ý.
Hôm đón mẹ chồng lên phố, con trai bận đi công tác nên dâu trưởng lái xe ô tô 9 tỷ về khiến hàng xóm xung quanh ai cũng trầm trồ. Vừa lên đến nơi, thấy không khí gia đình con trưởng đầm ấm, hạnh phúc, tôi mừng lắm. Cháu nội thì ríu rít chơi với bà. Con dâu cũng dọn dẹp cho mẹ chồng 1 phòng rất sạch sẽ gọn gàng.
Do công việc của vợ chồng con rất bận nên ngày nào tôi cũng ở nhà đưa cháu đi lớp và dọn nhà cửa. Đồ ăn uống con dâu bảo không phải làm vì gọi món từ ngoài mang về. Bữa ăn nào dù ăn sáng, trưa, tối, con dâu đều gọi ship mang đến. Ban đầu ăn thấy cũng đưa miệng nhưng mới ở 1 tuần tôi đã chán ngán, thèm những món ăn quê mát lành.
Khi tôi góp ý với con dâu chuyện ăn uống bên ngoài không tốt cho sức khỏe, nhất là khi con đang chuẩn bị IVF thì con dâu, con trai đều mắng tôi ích kỷ, không nghĩ cho 2 con bận rộn. Tôi bảo sẽ nấu ăn thì chúng không nghe vì không hợp khẩu vị và sợ mẹ vất vả. Sau đó, các con cũng có xin lỗi nhưng bữa ăn hôm ấy, tôi bảo sẽ về quê sống vì không quen sống ở thành phố chật hẹp.
Dĩ nhiên 2 con tôi không đồng ý nhưng thấy mẹ nhất quyết nên chúng cũng buộc phải chở mẹ về quê ngay tối đó. Về nhà, tôi sang nhà con dâu thứ ở 1 thời gian. Không khí ở quê vẫn trong lành, quen thuộc khi có hàng xóm láng giềng chân tình, các cháu ngoan ngoãn. Con dâu thứ còn nấu ăn rất ngon nên bữa nào tôi cũng ăn rất ngon miệng, hợp khẩu vị.
Tôi góp ý với con dâu chuyện ăn uống bên ngoài không tốt cho sức khỏe, nhất là khi con đang chuẩn bị IVF thì con bảo tôi ích kỷ, không nghĩ cho 2 con bận rộn. (Ảnh minh họa)
Mấy hôm trước con dâu trưởng gọi cho tôi khoe con đã có tin vui bằng phương pháp IVF. Con khoe vậy tôi mừng cho chúng lắm. Nhưng do không hiểu lắm về những tiến bộ của y học mà tôi cứ thấy lo lo phương pháp này không an toàn mặc dù các con đều bảo không sao. Không biết thụ tinh IVF như dâu trưởng nhà tôi thì có an toàn không mọi người?
Thụ tinh trong ống nghiệm có an toàn?
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hay còn được gọi với cái tên khoa học là IVF (In Vitro Fertilization), đây là một kỹ thuật rất phức tạp được các nhà khoa học nghiên cứu ra cách đây không lâu. Kỹ thuật này được sử dụng nhằm mục đích giúp đỡ các trường hợp hiếm muộn, vô sinh hay các vấn đề di truyền liên quan tới giới tính.
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hầu như chưa ghi nhận trường hợp nào gây nguy hại tới sức khỏe con người. Và không phải tất cả mọi người đều có thể là đối tượng phù hợp để thực hiện được phương pháp này.
Khi một cặp vợ chồng được chẩn đoán là có khả năng bị vô sinh thì các bác sĩ phải tìm hiểu xem nguyên nhân đó là gì, có quá ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hay không, từ đó người bệnh mới có thể được chấp thuận thực hiện phương pháp này.
Một số trường hợp người bệnh có nguy cơ vô sinh nhưng không mất hoàn toàn khả năng sinh sản như sau sẽ vẫn được chấp nhận thực hiện kỹ thuật này: Lượng tinh trùng thấp (hoặc tinh trùng yếu); Ống dẫn trứng bị tổn thương (hoặc bị tắc nghẽn); Rối loạn phóng noãn (hoặc rối loạn rụng trứng); Suy chức năng buồng trứng sớm; Đã thắt ống dẫn trứng; U xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, lạc nội mạc buồng trứng hai bên,... thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.