Ở những tuần thai cuối cùng, bác sĩ sẽ khám thường xuyên để xác định mẹ có thể sinh thường được hay không.
Các mẹ bầu đều biết sinh thường sẽ mang lại một số lợi ích nhất định cho cả mẹ và bé so với sinh mổ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây để có thể sinh thường.
Vị trí của thai nhi
Vị trí thai nhi thuận lợi nhất cho sinh thường là đầu em bé quay xuống dưới, sát kênh sinh của mẹ. Nếu bé nằm ở một vị trí khác như quay mông xuống dưới hay nằm ngang thì sẽ khó thích nghi với hình dạng ống sinh của mẹ trong quá trình chào đời. Điều này không chỉ khiến ca sinh khó hơn mà còn tăng nguy cơ bé bị thiếu oxy, ngạt thở. Do đó, ở những tuần cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra xem em bé đã quay đầu chưa và đưa ra phương án sinh nở phù hợp cho mẹ.
Nếu em bé nằm ngôi thuận, mẹ có thể sinh thường. (Ảnh minh họa)
Kích cỡ của thai nhi
Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến khả năng sinh thường của mẹ là kích cỡ của em bé. Nhìn chung, các bé có cân nặng dưới 4kg và vòng đầu dưới 10cm là có thể chào đời bằng phương pháp sinh thường.
Chỉ số nước ối
Mỗi lần siêu âm, bên cạnh sự phát triển của em bé thì chỉ số nước ối của mẹ cũng là yếu tố được bác sĩ quan tâm. Thông thường ở tuần 20, lượng nước ối khoảng gần 500ml, tuần 28 tăng lên 700ml và sẽ đạt tối đa trong khoảng tuần 32-36, từ 1000-1500ml sau đó giảm gần. Trước khi sinh, lượng nước ối sẽ còn khoảng 540ml. Nếu quá trình kiểm tra bác sĩ nhận thấy nước ối của mẹ quá ít thì có thể chỉ định sinh mổ sớm để đề phòng trường hợp em bé thiếu oxy.
Kích thước vùng chậu của mẹ
Kích thước vùng chậu của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho sinh thường hay sinh mổ của bác sĩ. Nếu kích thước vùng chậu của mẹ tương ứng với kích thước thai nhi thì có thể sinh thường. Nhưng nếu mẹ có khung xương chậu nhỏ, hẹp thì thường phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
Trong nhiều trường hợp, kích cỡ em bé không phù hợp với khung xương chậu của mẹ thì mẹ sẽ phải sinh mổ. (Ảnh minh họa)
Vị trí của nhau thai
Trong nhiều trường hợp, nhau thai có thể bám ở mặt trước của tử cung, còn gọi là nhau tiền đạo. Các mẹ có nhau tiền đạo thường phải sinh mổ vì nhau thai có thể vỡ ra bất cứ lúc nào, gây xuất huyết nặng, nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Em bé có bị dây rốn quấn cổ không?
Đây không phải là một yếu tố cố định để xác định sinh thường hay sinh mổ. Khi em bé bị dây rốn quấn cổ, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp sinh tùy thuộc vào vị trí của bé, số vòng dây quấn, độ dài dây rốn và mức độ thắt của dây.