Cá nhân tôi không phải bì tị gì cho con mình nhưng nhìn cách phân biệt đối xử của mẹ chồng với các cháu trong nhà mà không khỏi chán nản.
Làm dâu mẹ chồng đã 3 năm nhưng tôi và bà rất ít khi xảy ra mâu thuẫn với nhau. Bởi sau đám cưới, vợ chồng tôi ở riêng nhà. Chỉ cuối tuần hay khi có đồ ăn ngon thì 2 vợ đứa mới mang sang ăn chung với ông bà cho vui.
Là phụ nữ hiện đại, tôi cũng không bao giờ để ý đến cuộc sống riêng tư của bố mẹ chồng cũng như cách bà đối xử với con dâu như thế nào. Song tôi chỉ ghét nhất cách mẹ chồng đối xử với con dâu và cháu nội như người dưng nước lã. Ngược lại, với con gái và cháu ngoại bà lại đối đãi rất xởi lởi.
Với con gái và cháu ngoại, mẹ chồng lại đối đãi rất xởi lởi. (Ảnh minh họa)
Chồng tôi có một cô em gái nhỏ hơn anh 2 tuổi. Ngay khi cô ấy còn ở nhà, bà đã rất chiều chuộng. Lúc con gái sắp cưới, bà còn tặng cô ấy cuốn sổ tiết kiệm 500 triệu đồng cùng 3 cây vàng. Nhất là từ khi bố chồng mất đi, tiền nong trong nhà bà quản tất, chẳng bao giờ cho con dâu con trai được đồng nào nhưng toàn cho con gái, con rể.
Mang tiếng chồng tôi là con trai nhưng bà không quý hóa bằng con gái. Bà toàn bảo:
“Cho chúng mày ăn học nên người là tốt lắm rồi. Mai sau mẹ mất đi thì con trai được cái nhà này để lo cúng giỗ. Còn tất cả các khoản tiền của mẹ để lo dưỡng già hết”.
Nói trước mặt các con là vậy nhưng sau lưng bà lại dấm dúi cho con gái. Cứ làm bất cứ việc gì, cô em chồng tôi lại về bòn mẹ dưới hình thức hỏi vay nhưng chẳng bao giờ thấy hoàn trả lại. Khi vợ chồng em ấy mua nhà riêng, bà cũng cho xong không biết cho bao nhiêu.
Do vợ chồng tôi sau cưới kế hoạch 2 năm mới sinh con nên tôi sinh con lần này cũng bằng đợt với cô em chồng. Hai con mang bầu nhưng mẹ chồng phân biệt đối xử lắm. Suốt ngày bà mua bao thứ tẩm bổ cho con gái nhưng con dâu chẳng bao giờ gọi hỏi thăm 1 lời.
Mỗi khi có việc, vợ chồng tôi và vợ chồng cô em về nhà, bà mặc kệ con dâu chửa vượt mặt lo cơm nước hầu hạ còn con gái thì kéo vào ghế gọt hoa quả cho ăn còn nhắc không phải làm gì kẻo động thai.
Tôi sinh trước em chồng 1 tháng nhưng vẫn chủ yếu phải nhờ cậy bà ngoại chăm cữ. Còn mẹ chồng cáo bận không chăm con dâu được vì lấy cớ phải trông chừng con gái sắp “nằm ổ”.
Thậm chí biết con dâu bị táo bón nặng sau sinh, mẹ chồng còn cứ đổ diệt tại bà ngoại không biết cách chăm con cháu ở cữ, không cho tôi ăn nhiều rau trong khi bà nội chỉ nói vậy có sang chăm được ngày nào. Rồi bà còn đổ tại cho con dâu lười vận động chỉ nằm một chỗ nên mới bị táo bón nặng như thế, trong khi tôi đâu phải tuýp người có thể nằm yên 1 chỗ.
Bực nhất là hôm trước đầy tháng cháu nội, mẹ chồng sang mua cho cháu được đúng bộ quần áo 75 ngàn đồng bán đầy ở chợ. Vậy mà đến đầy tháng cháu ngoại đợt rồi, bà đến cho cháu ngoại cả trăm triệu.
Cùng là con cháu nhưng mẹ chồng tôi đối xử phân biệt 1 trời 1 vực. (Ảnh minh họa)
Đang thời gian ở cữ, nhìn thấy cảnh bà đối xử với 2 cháu nội ngoại 1 trời 1 vực khiến tôi chạnh lòng quá. Đến chồng tôi còn bảo, sao bà không nghĩ, sau này già yếu, chẳng vợ chồng tôi chăm thì ai vào đấy. Hay lúc đó con gái bà về hầu mà giờ lại phân biệt đối xử đến mức này.
Thật sự càng nghĩ tôi càng thấy chán mẹ chồng về cách đối xử với con dâu và cháu nội. Nhưng tiền của bà, bà cho ai quyền bà hết, không phải tiền của tôi nên không có quyền ý kiến. Việc của tôi giờ là tập trung trị táo bón sau sinh để đỡ khó chịu. Mà tôi đã áp dụng đủ biện pháp rồi nhưng không cải thiện được. Không biết nguyên nhân táo bón sau sinh có khi nào như mẹ chồng tôi nói thật không hả mọi người?
Nguyên nhân của táo bón sau sinh
Táo bón xuất hiện ở phụ nữ trong giai đoạn sau sinh là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau thường xuất hiện đồng thời trong một bối cảnh bệnh, bao gồm:
- Kích thước tử cung lớn trong suốt thời gian mang thai đã chèn ép và làm tăng áp lực lên khung đại tràng, gây giảm trương lực cơ, từ đó giảm nhu động ruột và khả năng tống phân của đại trực tràng trong suốt nhiều tháng.
- Lượng hóc môn progesterone trong cơ thể người phụ nữ sau sinh ở mức cao.
- Cơ thể người phụ nữ sau sinh có nhu cầu bổ sung nước khá cao. Nguyên nhân là do mất máu từ quá trình sinh nở, lượng sản dịch trong thời gian hậu sản và việc sản xuất sữa để nuôi trẻ. Việc uống không đủ nước rất dễ gây ra táo bón.
- Canxi, sắt và sữa công thức là những nhóm chất thường được bổ sung cho người phụ nữ trước, trong và sau thai kỳ. Tác dụng không mong muốn của chúng khi sử dụng trong thời gian dài là táo bón.
- Khẩu phần ăn được xây dựng không hợp lý, bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu đạm và thiếu hụt nhóm chất vitamin và chất xơ.
- Quan điểm cũ về việc ở cữ hoặc thói quen lười vận động sau sinh cũng góp phần làm tăng tỷ lệ gặp phải táo bón sau sinh.
- Không dám đi đại tiện vì đau vết mổ hoặc vết may tầng sinh môn. Theo thời gian, người phụ nữ sẽ mất dần thói quen đại tiện, giảm tần suất tống phân và đưa đến táo bón sau sinh.
Một người phụ nữ bị táo bón sau sinh thường do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân kể trên. Việc phát hiện được nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả của việc điều trị nhằm giảm táo bón sau sinh.