Tôi cứ mải vui và tự hào vì vợ sinh ra được đứa con trai bụ bẫm xinh yêu mà quên mất cô ấy đã phải hy sinh rất nhiều.
Sau đám cưới, do vợ chồng còn trẻ nên tôi muốn cả 2 kế hoạch 3-4 năm rồi mới có con. Cuộc sống vợ chồng son có thể thoải mái ăn chơi, tận hưởng một chút rồi sinh con sau. Song vợ tôi lại khác, cô ấy thích được làm mẹ nên bảo:
“Em phải sinh 1 đứa con để có đồng minh trước rồi mọi chuyện tính sau. Không muốn có con sớm thì anh cứ giục cưới làm gì”.
Cuối cùng cô ấy cứ lèo nhèo mãi nên tôi đành phải chịu thua. Và rồi sau 2 tháng thả, cô ấy đã báo tin vui, tôi phải làm bố sớm hơn dự định của mình.
Thương vợ nên tôi chẳng dám đòi hỏi, chỉ biết nhìn cô ấy thở dài. (Ảnh minh họa)
Vợ bầu bí, mọi sinh hoạt của 2 đứa bị đảo lộn hết. Lúc nào cũng sợ ảnh hưởng tới con trong bụng nên cả hai hạn chế chuyện ấy rất nhiều. Nhất là những tháng cuối thai kỳ, nhìn cô ấy vác bụng bầu nặng nề, thương vợ nên tôi chẳng dám đòi hỏi, chỉ biết nhìn cô ấy thở dài.
Hiểu nỗi lòng của chồng, vợ tôi cũng động viên bảo cố đợi sinh em bé xong sẽ bù cho.
Sau sinh 1 tháng cứ tưởng được “thông biên” rồi, ai ngờ vợ bảo: “Dù đẻ thường cũng phải kiêng cữ 2 tháng trở ra, em cứ kiêng 3 tháng cho chắc”.
Bị vợ tuýt còi, tôi méo mặt nhưng cũng đành phải đợi. Nhiều lúc thấy vợ cho con bú tôi cũng hậm hực. Rồi cũng tới ngày vợ thông báo hết cữ, có thể gần nhau trở lại, tôi hồi hộp lắm.
Khỏi phải nói hôm ấy, tôi háo hức đi làm về sớm hơn hẳn mọi ngày, còn vào bếp nấu bữa cơm tối thật ngon, nhận dọn dẹp nhà cửa và dỗ dành vợ cho con đi ngủ sớm để vợ chồng có thêm thời gian riêng tư bên nhau.
Theo đúng kế hoạch, tối ấy là đêm đầu tiên vợ chồng gần nhau sau sinh. Nhưng vừa cởi áo vợ, tôi đã giật bắn người, rụt vội tay lại vì chạm vào cái gì sần sùi như vỏ cam. Ôi, thì ra bụng của vợ tôi sau thời gian mang thai đã bị rạn tóe loe, da thì bèo nhèo. Nhìn bụng cô ấy mà tôi xót xa quá.
Như hiểu được ý của chồng, vợ buồn buồn giải thích:
“Từ khi mang thai, nhất là 3 tháng cuối bụng của vợ đã bị rạn nhiều như thế rồi. Ngày đó bụng căng nên rạn chỉ như những con giun ngoằn nghèo. Giờ con chào đời rồi nhìn da sần sùi đến chán”.
Bụng của vợ tôi sau thời gian mang thai đã bị rạn tóe loe, da thì bèo nhèo. Nhìn mà tôi xót xa quá. (Ảnh minh họa)
Nghe vợ nói mà tôi cay mắt. Tôi thấy thương vợ quá. Mọi khi chưa có em bé, cô ấy mặc áo croptop nhìn bụng phẳng lỳ, da mềm mại rõ quyến rũ. Thế mà giờ sinh 1 đứa con, đã thay đổi chóng mặt đến thế này. Thật sự nhìn vợ mà xót vô cùng.
Người ta bảo, đàn bà sinh 1 con vất vả và chịu nhiều thiệt thòi, thật chẳng sai chút nào. Từ mai tôi sẽ tìm mọi cách chữa rạn da cho vợ để giúp em lấy lại phần nào thanh xuân của mình. Có mẹ nào sinh xong mà cũng bị rạn da tung tóe như vợ tôi thì mách cho tôi bí kíp trị rạn da sau sinh cho vợ với?
Một số cách an toàn giúp làm mờ vết rạn da sau sinh
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, khoảng 90% phụ nữ sẽ bắt đầu xuất hiện các vết rạn da ở tháng thứ sáu hoặc thứ bảy của thai kỳ. Nếu mẹ bạn bị rạn da, thì bạn cũng có nhiều khả năng bị rạn da, cơ địa rạn da cũng mang tính di truyền.
Những cách dưới đây sẽ giúp các mẹ làm mờ vết rạn, thâm sau sinh. Mặc dù khó có thể xóa mờ được các vết rạn da nhưng vẫn có một số cách giúp bạn giảm mức độ nghiêm trọng của nó.
Dầu oliu
Dầu ô liu được coi là trợ thủ đắc lực trong việc chữa trị rạn da cho mẹ sau sinh. Trong dầu ô liu có nhiều vitamin có công dụng dưỡng ẩm, loại bỏ da chết, tái tạo làn da mới, cải thiện tuần hoàn máu giúp làm mờ các vết rạn da.
Mẹ thoa dầu oliu lên vùng da bị rạn trong khoảng 5-10 phút. Sau đó, dùng một chai chứa nước nóng lăn trên da khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước.
Hơi nóng từ chai nước sẽ làm lỗ chân lông mở ra và khi đó, dầu ô liu được hấp thu vào da tốt hơn giúp làm giảm, mờ các vết rạn. Mẹ nên kiên trì áp dụng phương pháp này trong vòng 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nha đam (lô hội)
Nha đam hay còn gọi là lô hội với đặc tính làm mát giúp chữa trị hiệu quả các bệnh liên quan đến da nhất là tình trang rạn da sau sinh.
Nhựa của cây nha đam có công dụng tuyệt vời trong việc làm dịu da, giảm các vết rạn hiệu quả. Mẹ chỉ cần bôi trực tiếp nhựa nha đam lên vùng da bị rạn trong khoảng 15 phút và rửa lại với nước ấm.
Bên cạnh đó, mẹ có thể trộn vitamin A hoặc E cũng nhựa nha đam để bôi lên da cũng có tác dụng làm giảm, mờ vết rạn.
Rượu gừng nghệ
Làm đẹp sau sinh bằng rượu gừng nghệ không còn xa lạ với các sản phụ vừa sinh con. Nó vừa có tác dụng giảm cân, loại bỏ lớp mỡ thừa vừa giúp đánh bay vết rạn da cực kỳ hiệu quả.
Để có mẹo trị rạn da sau sinh bằng rượu gừng nghệ, trước sinh khoảng 3 tháng, mẹ sử dụng 1 kg gừng, 1 kg nghệ, rửa sạch, để nguyên vỏ, xay hoặc giã nhỏ rồi ngâm với 5 lít rượu trong bình sứ hoặc bình thủy tinh và để nơi thoáng mát.
Nếu chôn được dưới đất càng tốt nhé. Sau khi sinh, bạn chỉ cần lấy rượu gừng nghệ này thoa đều lên những vùng da bị rạn 2 – 3 lần 1 ngày.
Không những có tác dụng đánh bay vết rạn mà rượu gừng nghệ còn giúp da trắng hồng mịn màng và loại bỏ mỡ thừa sau sinh cực kỳ tốt.
Dầu dừa
Dầu dừa với khả năng dưỡng ẩm cao cùng hàm lượng vitamin E tự nhiên có tác dụng nuôi dưỡng làn da mịn đẹp.
Mẹ chỉ cần sử dụng dầu dừa nguyên chất để massage nhẹ nhàng lên vùng da bị rạn 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 20 phút. Sau một thời gian ngắn, các sẽ cảm nhận được sự khác biệt, các vết rạn sẽ mờ dần.