Tôi còn nhớ khi biết con dâu bầu, tôi không xuống Hà Nội được nhưng luôn gọi điện hỏi thăm.
Vợ chồng tôi ở những vùng quê khác nhau, đi làm và quen nhau trên thành phố. Bởi thế sau đám cưới, 2 vợ chồng vẫn thuê trọ trên này. Do cách quê ngoại 50km nên chúng tôi về quê ngoại nhiều hơn. Còn quê nội ở miền rừng núi, cách xa Hà Nội nên 1 năm 2 đứa chỉ về thăm được 2-3 lần.
Nhà chồng tôi ở Sơn La nên xung quanh là núi đồi bủa vây. Bố mẹ chồng tôi hồn hậu, chất phác lắm, nhất là mẹ chồng vừa dễ tính vừa yêu quý con dâu, chẳng bao giờ soi mói bất cứ thứ gì. Ở quê hễ cứ thịt lợn, thịt trâu bò hay có hoa quả đầu mùa ngon là bà lại gửi theo xe xuống thành phố cho các con.
Con dâu mang bầu thèm ăn gì là mẹ chồng dù ở xa cũng mua cho bằng được và gửi xuống. (Ảnh minh họa)
Tôi còn nhớ khi biết con dâu bầu, tôi không xuống Hà Nội được nhưng luôn gọi điện hỏi thăm. Thi thoảng bà lại gửi cho mấy chục trứng gà, trứng ngỗng. Tôi thèm ăn quả gì là bà tìm mua cho bằng được gửi xuống. Dù 2 ông bà chỉ làm vườn, làm nương không có nhiều tiền nhưng rất hay cho con dâu khi thì 500 ngàn lúc lại 1 triệu đi khám thai.
Khi con dâu sắp sinh, mẹ chồng dự định sẽ xuống Hà Nội vài tháng để đưa tôi đi đẻ và chăm ở cữ. Tuy nhiên dự định này của bà không thành vì cận ngày con dâu sinh, bà bị va quệt xe máy gãy chân phải bó bột và điều trị. Mẹ chồng tôi đành phải gọi điện cho bà thông gia nhờ xuống chăm sóc 1 thời gian.
Những ngày tôi nhập viện đẻ mổ, mẹ chồng ở nhà nóng ruột gọi không biết bao nhiêu cuộc điện thoại hỏi thăm. Bà cứ hỏi con dâu đã ăn uống được nhiều chưa, có đau vết mổ không, con quấy khóc không? Dù bà không ở cùng nhưng trước sự quan tâm như vậy, tôi cũng thấy rất ấm lòng.
Sau khi nằm lưu viện 5 hôm thì tôi về nhà, mẹ chồng đi xe khách từ quê ra thăm dâu đẻ mà không cho các con biết. Đi 300km, dù vẫn phải chống nạng vì chân chưa đỡ nhưng bà cố xách theo 1 túi rất nặng bên trong có khoảng 10 con chim bồ câu đã làm sạch sẽ, chỉ việc bỏ tủ ăn dần. Thấy cảnh này mà tôi mắt đỏ hoe vì thương.
Khi tôi hỏi sao bà mang nhiều chim bồ câu, rau củ quả ở quê nhà lên thì bà nói:
“Phụ nữ sinh mổ xong sẽ mất máu nhiều nên con ăn chim câu nhiều vào để mau hồi phục sức khỏe. Ăn hết chỗ này mẹ lại gửi ra, chim câu nhà mình dạo này nhiều lắm, rau củ cũng đang vào vụ”.
Chân còn chống nạng sau tai nạn mà mẹ chồng vẫn đi 300 cây số xuống thăm con dâu đẻ. (Ảnh minh họa)
Tranh thủ ra thăm con dâu đẻ có vài ngày mà bà cứ lao vào giúp con dâu và thông gia đủ việc. Chân tay đau như vậy, bà vẫn ôm cháu, nấu cơm, giặt giũ.... Thậm chí, bà còn tự tay vào bếp nấu cháo chim câu cho con dâu ăn mà nhất định không nhờ bà thông gia làm.
Nhìn mẹ chồng chống nạng vẫn lúi húi dưới bếp nấu cháo chim câu cho con dâu mau hồi phục và có nhiều sữa mà tôi ấm lòng. Đời này cần gì lấy chồng giàu có, chỉ cần có chồng tốt, bố mẹ chồng yêu thương như này là đủ phải không?
Sinh mổ có ăn được cháo bồ câu không?
Thịt chim bồ câu được xem là một trong những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng protein khoảng 24%, cao hơn hẳn so với các nhóm thịt khác như thịt lợn, cừu, gà, thịt vịt … Trong thịt chim bồ câu chỉ chứa 0,3% hàm lượng chất béo, rất thích hợp để nấu cháo cho mẹ sau sinh mổ, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của mẹ. Bên cạnh đó, thịt chim bồ câu còn chứa các khoáng chất thiết yếu canxi, sắt, đồng, các loại vitamin quan trọng như vitamin A, vitamin E, vitamin B được đánh giá là nhiều hơn so với các loại thịt khác.
Ngoài ra, sau sinh mổ, nhiều mẹ hay bị rụng tóc, chính vì thế sau sinh mổ mẹ ăn cháo bồ câu rất tốt. Bởi thịt chim bồ câu chứa một lượng lớn axit pantothenic, có khả năng hỗ trợ tốt cho việc giảm thiểu các triệu chứng tóc bạc, hư hỏng tóc trước tuổi và ngăn ngừa rụng tóc. Đặc biệt, cháo chim bồ câu còn giúp các bà mẹ nhanh chóng hồi sức và có sữa cho em bé.
Với những lợi ích trên chính là lý do cháo bồ cầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ sinh mổ nên bổ sung.