Dinh dưỡng cho bà bầu: Mẹ cần bổ sung dưỡng chất gì để thai nhi khỏe, đủ cân?

Ngày 30/08/2019 16:04 PM (GMT+7)

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tác động trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Thai nhi khỏe, không mắc bệnh dị tật bẩm sinh từ trong bụng mẹ được đánh giá qua việc cơ thể mẹ đã hấp thụ đủ các dưỡng chất hay chưa?

Dinh dưỡng cho bà bầu: Mẹ cần bổ sung dưỡng chất gì để thai nhi khỏe, đủ cân? - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam)

Dinh dưỡng cho bà bầu: Mẹ cần bổ sung dưỡng chất gì để thai nhi khỏe, đủ cân? - 2

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam)

Khi biết mình có thai, mẹ bầu phải nên có chế độ ăn uống an toàn cho thai nhi, giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Để hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết các mẹ phải ăn uống khoa học, phù hợp. Khi mang bầu, mẹ ăn cho cả 2 người chứ không phải 1 nên bà bầu phải cực kỳ lưu ý về chế độ ăn uống.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng đến sự phát triển của thai nhi

Khi mang thai, cơ thể cần phải hấp thụ các chất dinh dưỡng gấp đôi, gấp 3 so với bình thường.

Việc ăn đủ chất sẽ giúp thai lớn nhanh, tăng cân theo tiêu chuẩn và tăng được sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt từ trong bụng mẹ. Các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cho bà bầu như canxi, sắt, protein, vitamin… là thực phẩm cần thiết, mẹ cần bổ sung trong quá trình thai nghén.

Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé sinh ra đủ cân, khỏe mạnh, thông minh, ít ốm và nhanh nhẹn hơn. Đồng thời, mẹ cũng khỏe, ngăn ngừa được các loại bệnh như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, tiền sản giật và băng huyết, đẻ non…

Dinh dưỡng cho bà bầu: Mẹ cần bổ sung dưỡng chất gì để thai nhi khỏe, đủ cân? - 3

Một số thực phẩm tốt cho bà bầu (Ảnh minh họa)

Mẹ bầu thiếu dinh dưỡng sẽ nguy hiểm thế nào?

Thiếu chất dinh dưỡng khi mang thai cả mẹ và bé sẽ gặp các vấn đề sau đây:

Mẹ sẽ bị:

- Suy nhược cơ thể

- Thường có các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, tụt huyết áp, rối loạn đường tiêu hóa

- Thiếu máu, da xanh sao

- Tăng nguy cơ đẻ non, con sinh ra nhẹ cân

- Dễ trầm cảm, căng thẳng

- Dễ động thai, sảy thai

- Nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường thai kỳ, sản giật, huyết áp cao…

- Dễ ốm, dễ lây nhiễm các loại bệnh dịch

Thai nhi sẽ bị:

- Suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ

- Thiếu cân, phát triển chậm

- Nguy cơ mắc các bệnh về dị tật bẩm sinh cao

- Dễ mắc các bệnh về tim mạch.

- Não bộ kém phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Trẻ sau lớn lên dễ bị tự kỷ, phản ứng chậm.

- Còi xương, thấp lùn không phát triển được chiều cao

- Hệ miễn dịch kém, dễ ốm khi thời tiết thay đổi, tác động từ môi trường bên ngoài.

Các dinh dưỡng tốt bà bầu nên bổ sung

Ở giai đoạn tam nguyệt cá thứ nhất, thứ 2, thứ 3 chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sẽ khác nhau, mỗi giai đoạn cơ thể mẹ lại có nhu cầu cao về loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, bổ sung các chất dinh dưỡng phải phù hợp, đủ liều lượng tránh bổ sung quá nhiều gây thừa chất dinh dưỡng đó.

Mẹ bầu nên bổ sung các dưỡng chất chủ yếu sau đây:

1. Bổ sung canxi

Canxi là dưỡng chất quan trọng, rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt quan trọng với mẹ bầu. Canxi giúp thai nhi hình thành và xây dựng hệ xương, răng chắc, tốt nhất. Ngoài ra canxi còn tham gia vào quá trình tuần hoàn, vận động và truyền dẫn thần kinh.

Dinh dưỡng cho bà bầu: Mẹ cần bổ sung dưỡng chất gì để thai nhi khỏe, đủ cân? - 4

Một số thực phẩm tốt cho bà bầu (Ảnh minh họa)

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối mẹ cần bổ sung lượng canxi nhiều hơn. Hàm lượng canxi cần bổ sung khi mang thai là: 1200mg/ngày. Lượng dưỡng chất canxi cần khi mang thai sẽ tăng lên rất nhiều lần, vì vậy trong quá trình mang thai mẹ bầu cần tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như: Sữa, phô mai, cải xoăn, các loại rau có màu xanh đậm, ngũ cốc, các loại đậu…

Bổ sung canxi từ thực phẩm đôi khi chưa đủ với mẹ bầu. Vì vậy, các mẹ có thể bổ sung canxi bằng viên uống canxi. Viên uống này chỉ nên sử dụng theo sự chỉ dẫn, kê đơn của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất.

2. Bổ sung chất sắt

Giống như canxi, sắt rất cần thiết cho bà bầu. Mang thai, chị em cần bổ sung nhiều sắt hơn bình thường và chất sắt có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy, gia tăng lượng máu mà cơ thể cần thiết.

Ở giai đoạn tam nguyệt cá thứ 2 trở đi, mẹ bầu nên bổ sung chất sắt cho cơ thể nhiều hơn. Chất dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa này góp phần quan trọng vào sự phát triển của bé yêu, giúp mẹ và bé tránh được những tác hại do thiếu sắt như: Suy nhược cơ thể, hệ miễn dịch kém, dễ sảy thai, sinh non, thai nhi không đủ cân nặng theo tiêu chuẩn….

Dinh dưỡng cho bà bầu: Mẹ cần bổ sung dưỡng chất gì để thai nhi khỏe, đủ cân? - 5

Thực phẩm giàu chất sắt (Ảnh minh họa)

Sắt có nhiều trong các thức ăn, chị em có thể dễ dàng tìm mua và chế biến như: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, các loại hạt, bột yến mạch, bí ngô, lòng đỏ trứng gà…

Hiện nay, có không ít bà bầu thiếu sắt và mức độ thiếu sắt ở mỗi người khác nhau. Muốn biết mẹ bầu thiếu bao nhiêu sắt thì các mẹ nên tới viện để kiểm tra và uống thuốc sắt theo sự tư vấn của mẹ sĩ.

Theo các chuyên gia, để đảm bảo lượng sắt cần cung cấp hàng ngày sẽ tăng khoảng 10-15mg/ngày, tương đương với tổng lượng sắt cần nạp sẽ rơi vào khoảng 36-40mg/ngày. Sắt là chất dinh dưỡng cho bà bầu quan trọng và vô cùng cần thiết với mẹ bầu.

Việc uống thuốc sắt là cần thiết với bà bầu, thế nhưng các mẹ không nên tự ý mua thuốc sắt để tránh uống quá liều, không đúng thuốc mẹ nên đến bác sĩ.

Lưu ý: Thuốc sắt nên uống vào lúc đói và không uống, ăn cùng các thực phẩm giàu canxi.

3. Bổ sung protein (chất đạm)

Protein rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển của mô bào thai, bao gồm cả não. Protein cũng giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, gia tăng sản sinh lượng máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Dinh dưỡng cho bà bầu: Mẹ cần bổ sung dưỡng chất gì để thai nhi khỏe, đủ cân? - 6

Các thực phẩm chứa nhiều chất đạm (Ảnh minh họa)

Các thực phẩm giàu protein bao gồm cua, tôm, cá. Vì vậy ở tháng thứ 3 trở lên mẹ tích cực ăn nhiều các loại động vật giàu protein này để cơ thể đủ chất, mẹ khỏe, bé lên cân. Mẹ bầu nên nạp đủ protein vào 3 bữa ăn mỗi ngày

4. Bổ sung Folate (axit folic)

Axit folic (vitamin B9) là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành và lớn lên của thai nhi. Thức ăn cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều thành phần B9. Để tốt cho thai nhi và chủ động trong việc mang thai, khi có ý định có bầu trước đó 3 tháng phụ nữ nên uống và ăn nhiều thực phẩm chứa axit folic. Loại dưỡng chất này có tác dụng làm giảm nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh, tăng cường hệ miễn dịch. Khi mang thai, chị em cần 600 đến 800 microgram folate.

Nếu thiếu vitamin B9 nhiều bà bầu có thể uống viên uống axit folic với liều lượng bác sĩ khuyên dùng. Ngoài ra các mẹ có thể ăn các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất vitamin B9 như: chuối, các loại hạt, rau cải xanh, sữa…

5. Bổ sung DHA

DHA (axit docosahexaenoic) là một axit béo omega-3 thường được khuyến cáo cho phụ nữ trong thời gian thai kỳ.

Các mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu DHA và viên uống DHA. DHA có tác dụng bảo vệ bà mẹ trước những biến chứng liên quan đến thai kỳ, đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ.

Dinh dưỡng cho bà bầu: Mẹ cần bổ sung dưỡng chất gì để thai nhi khỏe, đủ cân? - 7

Thực phẩm giàu omega 3 giúp bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu (Ảnh minh họa)

Dinh dưỡng cho bầu bầu 3 tháng đầu nên ăn nhiều các thực phẩm giàu DHA như cá hồi, lòng đỏ trứng gà, thịt đỏ, các loại hạt… Để đảm bảo cơ thể mẹ có thể hấp thụ đầy đủ lượng DHA các mẹ có thể uống viên uống omega 3. Với DHA (axit docosahexaenoic) bà bầu chỉ dùng hàm lượng tối đa 3gram mỗi ngày trong thời gian mang thai.

6. Bổ sung các loại vitamin

Các loại vitamin A, D, C, E, K… rất cần thiết với mẹ bầu. Đây là các chất dinh dưỡng cho bà bầu nên bổ sung. Nó làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, đủ cân, phát triển não bộ ở thai nhi…. Để có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vitamin và các tố vi lượng cho cơ thể, mẹ bầu có thể uống viên uống vitamin tổng hợp trước và khi đang mang thai theo sự tư vấn, kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin như: Cà rốt, bí ngô, cà chua, cam, quýt, thanh long, bưởi…

7. Bổ sung lipid

Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu về dưỡng chất lipid rất cần thiết khi mang thai. Lipid có tác dụng điều hòa các hoạt động của cơ thể, bảo vệ thai nhi trước những tác động từ bên ngoài, giúp thai nhi ổn định, phát triển tốt hơn.

Dinh dưỡng cho bà bầu: Mẹ cần bổ sung dưỡng chất gì để thai nhi khỏe, đủ cân? - 8

Thực phẩm giàu chất béo (Ảnh minh họa)

Lipid có nhiều trong mỡ động vật, dầu oliu, dầu cá, rau xanh, các loại hạt, cá thu, cá hồi… Nhưng để cơ thể hấp thu lượng chất béo tốt nhất, mẹ bầu chỉ nên ăn các thực phẩm từ thực tránh ăn mỡ động vật vì nguồn chất béo này không tốt, dễ gây bệnh cho cả mẹ và bé.

Nguyên tắc về dinh dưỡng cho bà bầu

Để có chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tốt, an toàn thai nhi phát triển ổn định, tăng cần đều mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Không ăn những thực phẩm gây hại

Những thực phẩm gây hại, chứa nhiều độc tố như: Đồ sống, thực phẩm ôi thiu, dễ gây co thắt tử cung, chứa cồn, cafein, hàm lượng thủy ngân cao, sữa chưa tiệt trùng… Sẽ làm chậm quá trình phát triển của thai nhi, gây ra các bệnh về dị tật bẩm sinh, nhẹ cân, sinh non và sảy thai.

Không ăn kiêng, giảm cân

Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, chỉ số tăng cân hợp lý của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai. Việc kiêng khem quá mức, giảm cân là điều không có khi mang thai.

Tùy theo tình trạng dinh dưỡng căn cứ vào chỉ số khối cơ thể: BMI trước khi có thai của người mẹ mà khuyến nghị mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10 – 12 kg.

Có bầu, phải có chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tốt nhất. Ăn nhiều và ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Mẹ bầu chỉ được ăn kiêng những thực phẩm gây hại cho thai nhi, còn việc giữ dáng và giảm cân mẹ có thể thực hiện sau sinh.

Dinh dưỡng cho bà bầu: Mẹ cần bổ sung dưỡng chất gì để thai nhi khỏe, đủ cân? - 9

Bà bầu nên tìm hiểu và tránh những việc không tốt cho thai nhi (Ảnh minh họa)

Ăn nhiều, chia thành nhiều bữa ăn

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên và các tháng tiếp theo sẽ khác nhau. Các mẹ có thể ăn theo thực đơn bác sĩ đưa và khuyên thực hiện. Ở tam nguyệt cá thứ nhất mẹ sẽ rơi vào trạng thái ốm nghén, không ăn được nhưng mẹ vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, các mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhẹ vào các nửa buổi trong ngày và tránh ăn đồ chiên xào, mùi nồng nặc.

Ở tam nguyệt cá thứ 2 và thứ 3, tình trạng ốm nghén đã chấm dứt vì vậy mẹ cần ăn nhiều hơn, bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất sắt, canxi, protein, lipid, vitamin mà cơ thể cần thiết.

Tăng cân theo tuổi thai

Tăng cân là dấu hiệu dễ nhận biết khi có thai và là yếu tố bắt buộc, nó đảm bảo thai nhi đang phát triển tốt. Mẹ và thai nhi phải trong mức độ dưới đây mới đảm bảo sức khỏe tốt và thai nhi phát triển:

- 3 tháng đầu (quý I): Mẹ tăng 1kg và thai nhi phải đạt 100 gram.

- 3 tháng giữa (quý II): Mẹ tăng 4 - 5 kg, thai nhi đạt 1kg.

- 3 tháng cuối (quý III): Mẹ tăng 5 - 6kg, thai nhi đạt 3kg.

Tổng trong 9 tháng thai kỳ mẹ phải tăng từ 10 - 12kg thì mới bình thường và ổn định.

Chế độ dưỡng chất cho bà bầu rất quan trọng, dinh dưỡng liên quan trực tiếp đến sức khỏe của mẹ, sự phát triển của bé yêu. Việc mẹ có cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể hay không sẽ được đánh giá qua sức khỏe, cân nặng quả thai nhi.

Để con yêu chào đời đủ cân, khỏe mạnh, sức đề kháng tốt và không bị các bệnh, dị tật bẩm sinh việc lựa chọn thức ăn dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng. Vì thế các mẹ hãy ăn uống đầy đủ, khoa học và đi khám thai định kỳ để biết cơ thể bạn thiếu dưỡng chất gì và bổ sung bao nhiêu thì đủ.

Muốn mẹ tròn con vuông, mẹ bầu cần tránh những món ăn này!
Nếu có thai bạn cần ăn uống hợp lý để khi sinh được "mẹ tròn con vuông". Bên cạnh các loại thức ăn bổ khỏe cho mẹ và con, bạn cần tránh những thứ dưới...
Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia