Gây tê màng cứng khi sinh thường, mẹ "đau thấu tim" vì ống thông kẹt trong lưng 4 ngày

Ngày 04/07/2019 11:37 AM (GMT+7)

Phải mất đến 4 ngày và 3 bệnh viện khác nhau mới lấy được chiếc ống thông khi gây tê màng cứng ra khỏi lưng của bà mẹ trẻ.

Quá trình gây tê màng cứng khi sinh con.

Gây tê màng cứng là phương pháp giảm đau hiệu quả khi sinh con được ngày càng nhiều các mẹ lựa chọn và chuyên gia sản khoa khuyến khích. Bà mẹ trẻ Selena Grey (18 tuổi, sống tại Florida, Mỹ) cũng lựa chọn phương pháp này khi sinh con đầu lòng nhưng mọi chuyện xảy ra với cô không suôn sẻ như những bà mẹ khác.  

Selena sinh con tại bệnh viện Holy Heart vào hôm 26/6 vừa qua. Cô được đặt ống thông để truyền gây tê màng cứng từ ngày 25/6 nhưng sau khi sinh con thành công, các bác sĩ tại bệnh viện "chật vật" vẫn không lấy được đoạn ống thông ra khỏi lưng cô. 

Bà mẹ trẻ chia sẻ trên facebook cá nhân hôm 28/6: "Các bác sĩ đã thử đi thử lại nhiều lần nhưng đến hôm nay vẫn không lấy được nó ra. Họ không có tiên lượng gì và chuyển tôi đến bệnh viện Baptist. Tuy vậy các bác sĩ tại đây từ chối tiếp nhận và xử lý trường hợp của tôi". 

Gây tê màng cứng khi sinh thường, mẹ amp;#34;đau thấu timamp;#34; vì ống thông kẹt trong lưng 4 ngày - 1

Selena sinh con thành công nhưng gặp rắc rối với ống thông được đặt vào lưng khi gây tê màng cứng.

Sau đó, Selena tiếp tục được chuyển sang bệnh viện UF Health Shands. May mắn thay, tại đây các bác sĩ đã giúp cô lấy đoạn ống thông ra khỏi lưng thành công. Selena được xuất viện vào hôm 30/6. 

Tuy nhiên, bà mẹ trẻ cho biết hiện tại cô không thể tự đi lại mà không có người dìu, cô cũng không thể vừa đứng vừa bế con. Sang đến sáng ngày 6/4, Selena phải chịu đựng một cơn đau lưng khủng khiếp đến mức chỉ có thể khóc, không có khả năng chăm sóc con. Các bác sĩ cho biết đây là di chứng để lại sau gây tê màng cứng và nó sẽ giảm dần sau sinh. 

Về phía bệnh viện Holy Heart, nhân viên truyền thông liên tục từ chối trả lời những câu hỏi liên quan đến sự việc từ phóng viên. 

Gây tê màng cứng khi sinh thường, mẹ amp;#34;đau thấu timamp;#34; vì ống thông kẹt trong lưng 4 ngày - 2

Bà mẹ trẻ chịu nhiều đau đớn dù đoạn ống thông đã được lấy ra.

Gây tê màng cứng là gì? 

Gây tê ngoài màng cứng nói chính xác hơn là gây tê vùng. Điều này có nghĩa, bà bầu sẽ nhận được một mũi gây tê vào cột sống, thuốc từ đó phân tán đối xứng sang hai vùng lân cận xung quanh làm tê liệt một vài bộ phận chịu áp lực nhiều nhất trong khi chuyển dạ. Thông thường, thuốc có tác dụng từ núm ti hoặc rốn xuống tận các ngón chân. Vì vậy, bà bầu vẫn hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được mọi chuyện xung quanh, chỉ trừ không cảm nhận được cơn đau đẻ đang “hoành hành”.

Gây tê màng cứng được thực hiện như thế nào?

- Bà bầu có thể phải nằm nghiêng bên trái hoặc ngồi, cả hai tư thế đều yêu cầu bạn phải co người, cong lưng để bác sĩ có thể thấy rõ vùng cột sống và tiêm thuốc tê.

- Tiếp đến, bác sĩ sẽ sát trùng qua phần thắt lưng của bà bầu, sau đó tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau lúc đưa ống truyền thuốc vào khoang trên màng cứng quanh xương sống.

- Sau khi gây tê, ống thuốc được đặt vào qua kim tiêm lớn với một lượng thuốc tê thử nghiệm. Lúc này, mẹ bầu nên thư giãn, hít thở sâu và nhẹ nhàng, hạn chế cử động. Cuối cùng, bác sĩ định hình ống thuốc nhờ băng keo y tế.

- Nếu liều thuốc thử nghiệm ổn, một túi dịch sẽ được nối với ống mềm đã dán sẵn trên lưng, và đặt ở chế độ chảy liên tục. Thuốc có thể thay đổi tùy vào nhu cầu của mẹ bầu.

Ưu nhược điểm của phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Những mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và không gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe đều có thể lựa chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng để cuộc sinh nở dễ dàng hơn, đỡ bị mất sức. Tuy nhiên trước khi quyết định sử dụng kỹ thuật này, mẹ bầu cần tìm hiểu những ưu – nhược điểm và cân nhắc kỹ rồi mới lựa chọn.

Ưu điểm

- Gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau hiệu quả, nhất là trong trường hợp cơn chuyển dạ kéo dài, mẹ bầu bị kiệt sức.

- Đây là phương pháp gây tê cục bộ nên mẹ vẫn tỉnh táo và biết được những gì đang xảy ra.

- Trường hợp mẹ bầu phải chuyển mổ đẻ cấp cứu, thuốc gây tê vẫn có tác dụng.

- Giảm đau hiệu quả nên mẹ bầu đỡ mất sức, có thể thoải mái chuẩn bị cho cơn rặn đẻ sắp tới.

Nhược điểm

- Mẹ bầu có thể vẫn cảm thấy các cơn đau.

- Mẹ bầu có thể bị tụt huyết áp.

- Mẹ bầu buộc phải giữ nguyên một tư thế, khiến cơn chuyển dạ có thể kéo dài hơn bình thường hoặc không xuất hiện cơn co, buộc phải tiêm oxytocin kích thích cơn co.

- Sau sinh sản phụ có thể bị đau lưng, đau đầu, sốt, buồn nôn, chóng mặt.

- Thai nhi có thể không tìm được vị trí tốt nhất để chào đời, tăng nguy cơ phải đẻ mổ.

- Sản phụ có nguy cơ bị tổn thương sàn chậu.

- Sản phụ không thể tự đi lại sau vài giờ sau sinh.  

Uống thuốc phá thai nhưng không thành, ngày sinh con ra mẹ trẻ đau đớn bật khóc
Bà mẹ người Mỹ đã tiến hành khởi kiện trung tâm kế hoạch hóa gia đình sau khi thuốc phá thai họ sử dụng không kết thúc được thai kỳ không mong muốn...
Minh An (Dịch từ Fox News)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh con