Mẹ có tin rằng mình có thể vừa trông con vừa tập luyện để giảm cân thoải mái hay không?
Mẹ rất nóng lòng muốn giảm cân và lấy lại vóc dáng cũ sau khi sinh nhưng việc chăm bé, cho bé bú… luôn khiến mẹ cảm thấy không còn dư lại chút thời gian nào cho việc vận động. Mẹ cũng không thể ăn uống kiêng khem vì sợ không có sữa cho bé bú. Với 5 động tác dưới đây, mẹ hoàn toàn có thể vừa trông bé chơi ngoan mà vẫn tập luyện giảm cân thoải mái ngay tại nhà:
1. Squat
Mục tiêu: các động tác squat sẽ nhắm tới vị trí hông, đùi và bắp chân, giúp tiêu hao lượng chất béo dư thừa và tác động tới toàn bộ khu vực cơ thể từ phía eo trở xuống.
Cách thực hiện: những bài tập squat chính thống ờ phòng tập gym thường cần có các loại tạ tay đi kèm, nhưng bây giờ mẹ cũng hoàn toàn có thể tập squat tại nhà. Trước hết, đặt bé nằm vào trong nôi ở vị trí đối diện với ngực mẹ, đứng thẳng với chân rộng bằng vai. Duỗi căng hai cánh tay ra trước và dần dần hạ thấp trọng tâm, chú ý luôn giữ thăng bằng đồng thời đảm bảo đầu gối không vượt quá mũi chân. Lặp lại động tác 3 lần, mỗi lần từ 10 tới 15 nhịp.
Chú ý: đừng cố gắng để hạ thấp người quá mức hay làm động tác này quá nhanh, nếu mẹ bị mất thăng bằng thì rất dễ bị ngã và xô vào xe nôi gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
Có khá nhiều động tác đơn giản và hiệu quả mà mẹ hoàn toàn có thể vừa trông bé chơi ngoan trong khi vẫn tập luyện giảm cân thoải mái ngay tại nhà. (Ảnh minh họa)
2. Đi bộ
Đi bộ có lẽ chính là động tác đơn giản nhất được khuyến cáo cho các bà mẹ sau sinh. Đi bộ tuy đơn giản nhưng lại có rất nhiều tác dụng quý giá như cải thiện hoạt động của tim mạch và tăng cường khả năng hoạt động của phổi. Ngoài ra, đi bộ cũng giúp cải thiện tốc độ trao đổi chất và đốt cháy lượng calo dư thừa trong cơ thể. Đây cũng chính là lý do mà đi bộ vào buổi tối thường có lợi hơn vào đi bộ vào buổi sáng.
Cách thực hiện: bế bé trong tay và đi bộ chậm, nhẹ nhàng khoảng 20 phút ở những nơi thoáng đãng như trong công viên. Nếu điều kiện chưa cho phép, mẹ thậm chí cũng có thể đi bộ ngay trong phòng mình. Trong quá trình đi bộ, hãy nhớ luôn hít thở sâu và thở ra đều đặn. Chú ý nhìn đường kỹ và tránh nơi có đá sỏi gồ ghề để tránh những vấp ngã không đáng có.
Chú ý: mẹ không nên cố gắng đi bộ quá nhanh cho dù cảm thấy mình hoàn toàn ‘dư sức’ cho tốc độ cao. Chọn giầy đi bộ có đế mềm mại để không bị đau chân sau khi đi bộ. Mẹ cũng nên ăn nhẹ, chẳng hạn một quả táo hay một bát bột yến mạch trước khi đi bộ. Không nên ăn nhiều đồ ngọt trước khi đi bộ bởi nó có thể dễ khiến mẹ cảm thấy buồn nôn và chóng mặt khi đi.
3. Cúi lưng
Mục tiêu: tăng độ dẻo dai của cơ lưng
Cách thực hiện: giữ bé con trong tay bằng cách đặt một tay dưới lưng bé và tay kia ở phía sau cổ bế. Từ vị trí đứng thẳng, dần dần hạ thấp trọng tâm và cúi về phía trước, giữa đầu gối thẳng và duỗi căng cánh tay đưa bé ra xa mẹ thêm một chút rồi lại đưa tay về gần phía ngực. Mẹ có thể lặp lại động tác này khoảng 15 nhịp và nghỉ khoảng 30 giây trước khi tập lần tiếp theo.
Chú ý: ôm bé trong tay đúng cách và luôn chú ý cẩn thận tới biểu hiện muốn đổi tư thế của bé để tránh bị lỏng tay. Mẹ cũng không nên hạ thấp bé quá nhiều khi duỗi căng tay.
4. Chống đẩy
Động tác chống đẩy có tác dụng nhiều lên phần ngực và bụng, giúp cơ ngực săn chắc và nhỏ bụng nhanh chóng. (Ảnh minh họa)
Mục tiêu: săn chắc cơ ngực
Cách thực hiện: nằm sấp và đặt bé ở phía trước tầm mắt mẹ. Chống hai tay lên sàn và nâng dần cơ thể khỏi mặt sàn cho tới khi đầu gối vuông góc với cẳng chân, sau đó lại hạ thấp xuống và lặp lại động tác. Mắt luôn nhìn thẳng bé trong quá trình tập.
Chú ý: đứng ép cơ thể thực hiện động tác này quá nhiều lần đặc biệt trong trường hợp mẹ mới trải qua sinh mổ. Chỉ thực hiện động tác này nếu mẹ cảm thấy hoàn toàn thoải mái và không bị đau.
5. Động tác kết hợp tứ chi
Mẹ có thể tập được rất nhiều động tác khác nhau khi kết hợp cả 2 tay và 2 chân, chẳng hạn như động tác mông đùi hay lưng bụng.
Cách thực hiện: nâng cơ thể lên bằng cả bốn chi và đặt bé nằm ngay bên dưới ngực mẹ. Nhẹ nhàng đẩy chân trái sang bên cạnh, lặp lại động tác khoảng 10 lần rồi đổi sang chân phải. Nếu mẹ cảm thấy không bị mỏi tay khi có một chân chuyển động thì có thể đồng thời mở rộng một cánh tay ở bên đối diện và giữ trong khoảng 10 giây. Đổi bên sau vài nhịp.
Chú ý: không nên ép cơ thể tập quá lâu dẫn đến mất sức và mất khả năng giữ cân bằng.