Hớn hở nhắc chồng lấy máy chụp ảnh mình vượt cạn, vài giây sau mẹ tắc thở trên bàn mổ

Ngày 21/01/2019 14:14 PM (GMT+7)

Câu chuyện đã xảy ra hơn 2 năm nhưng mỗi lần nhớ lại cô Jo Bennett Tronc vẫn chưa hết hoàn hồn. Đó là khi cô sinh đứa con thứ 2 vào năm 2016.

Người ta thường nói "cửa sinh là cửa tử", phụ nữ mỗi lần trải qua sinh nở là một lần đối mặt với những rủi ro không thể lường trước được, thậm chí có thể tử vong. Trường hợp dưới đây của người phụ nữ 37 tuổi, người Australia có lẽ là một trong những ca hiếm có khi thoát khỏi “cửa tử” để trở về.

Thời khắc giành giật sự sống vì hội chứng gây tử vong hàng đầu

Câu chuyện đã xảy ra hơn 2 năm nhưng mỗi lần nhớ lại cô Jo Bennett Tronc (37 tuổi, sống tại Queensland, Úc) vẫn chưa hết hoàn hồn. Đó là khi cô sinh đứa con thứ 2 vào năm 2016.

Ca vượt cạn của 2 mẹ con rất thành công. Tuy nhiên chỉ vài phút sau khi vượt cạn, tim của người mẹ 37 tuổi bỗng nhiên ngừng đập và cô đã chết lâm sàng trong vòng 4 phút. Nhìn cảnh tưởng tim vợ không còn đập, người chồng vô cùng sợ hãi và liên tục gào thét kêu gọi bác sĩ hãy cứu sống vợ mình.

Hớn hở nhắc chồng lấy máy chụp ảnh mình vượt cạn, vài giây sau mẹ tắc thở trên bàn mổ - 1

Jo Bennett Tronc bị ngừng thở trong khoảng thời gian 4 phút sau khi sinh cô con gái thứ 2.

Chia sẻ với trang Dailymail, bà mẹ 37 tuổi cho hay cô không thể nhớ được chuyện gì đã xảy ra trong ca vượt cạn và được chồng cô kể lại toàn bộ sự việc.

"Lúc đó, tôi nhờ anh ấy chạy đi lấy máy ảnh để chụp lại khoảnh khắc cho 2 mẹ con trong khi nữ hộ sinh đang kiểm tra sức khỏe tôi và con gái. Khi anh ấy vừa rời đi thì tôi cảm thấy đau tức ngực và nữ hộ sinh phải gọi chồng tôi quay lại để theo dõi. Nhưng khi anh ấy trở lại thì thấy tôi đã chết rồi, lưỡi tôi thè ra ngoài, hai mắt trợn ngược và sau đó là những âm thanh cấp cứu vang lên. Trái tim tôi ngừng đập và tất cả bác sĩ, y tá từ khắp nơi chạy đổ xô vào phòng".

Ngay lập tức, các bác sĩ vừa phải thực hiện hồi sức cấp cứu cho Tronc đồng thời phải khẩn trương khâu lại vết mổ.

"Hình như tôi đã chết đi trong khoảng thời gian 4 phút. Một bác sĩ gây mê đã chuẩn bị tinh thần để thông báo với người nhà rằng tôi đã chết nhưng có một vài bác sĩ lại quả quyết hãy tiếp tục cứu sống tôi. Và tôi thực sự rất biết ơn những người đó" -Tronc cho hay

Hớn hở nhắc chồng lấy máy chụp ảnh mình vượt cạn, vài giây sau mẹ tắc thở trên bàn mổ - 2

Nhưng trong nỗ lực của các bác sĩ, cô đã dành lại được sự sống quý giá trong gang tấc. Các bác sĩ chẩn đoán cô mắc chứng Thuyên tắc nước ối hiếm gặp.

Sau khi mọi thứ đã ổn định lại, sức khỏe của Tronc đã khá hơn, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và đưa ra kết luận về trường hợp của Tronc. Kết quả cho hay Tronc đã mắc phải chứng "thuyên tắc nước ối".

Thuyên tắc nước ối (AFE) là một cấp cứu sản khoa hiếm gặp do dịch nước ối, những tế bào thai nhi, tóc hoặc các mảnh tổ chức khai thác lọt vào hệ tuần hoàn máu của người mẹ thông qua nhau thai, gây ra phản ứng dị ứng. Phản ứng này làm suy tim phổi cấp.

Giai đoạn thứ hai của AFE là rối loạn đông máu nội mạch lan tỏa, có nghĩa là máu không đông được.

Thuyên tắc nước ối là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các bầu. 

Sau vài giờ khi đã ổn định sức khỏe, Tronc được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt để phân tích thành phần máu. Tuy nhiên mọi nguy hiểm vẫn chưa qua.

Tối hôm đó, Tronc lập tức được đưa trở lại phòng mổ khi kết quả máu cho thấy cô đang chuyển sang giai đoạn thứ 2 của Hội chứng thuyên tắc ối. Đó là hội chứng rối loạn đông máu nội mạch lan tỏa, có nghĩa là màu không đông.  Ngay sau đó, Tronc đã phải nằm liên tiếp 3 ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt và được chuyền 22 đơn vị máu.

Cuối cùng sau 3 ngày, Jo Bennett Tronc mới bắt đầu hồi tình lại và thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Những di chứng khó khăn từ căn bệnh khó ngờ

Nghĩ lại quãng thời gian đó, Tronc vẫn cảm thấy vô cùng bàng hoàng, cô chưa hề biết đến hội chứng kỳ lạ này trước đây. Dù đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng sau đó người phụ nữ 37 tuổi đă bị mất trí nhớ tạm thời và rối loạn căng thẳng. Ruột và hệ thống tiêu hóa ngừng hoạt động khiến dạ dày sưng lên gần với kích thước như khi mang thai. Trong vòng 7 ngày, Tronc không thể ăn uống và phải  liên tục hút bỏ dịch trong dạ dày qua đường mũi. Đó còn chưa kể 4 ổ tụ huyết ứ đọng trong dạ dày và cô phải điều trị kháng sinh trong 6 tuần. 

Bên cạnh đó, Tronc còn đối mặt với chứng mất trí nhớ tạm thời và rối loạn căng thẳng sau sinh. 

Đây không phải là lần đầu tiên, Tonc gặp khó khăn khi sinh nở. Lần sinh bé trai đầu lòng, cơ thể cô phản ứng chậm với thuốc mê và buộc phải sinh mổ vô cùng đau đớn.

Hớn hở nhắc chồng lấy máy chụp ảnh mình vượt cạn, vài giây sau mẹ tắc thở trên bàn mổ - 3

Con gái của Tronc nay đã gần 3 tuổi, cô bé khỏe mạnh và linh hoạt. Sức khỏe của Tronc cũng ổn định hơn.

Cho vợ bầu vào viện rồi về đưa con đi học, 30 phút sau chồng gục ngã nhận tin dữ
"Và rồi chỉ vài phút sau, tôi thấy một nữ y tá hét lên với bác sĩ trực rằng "Chúng tôi cần anh", ông bố trẻ kể lại trong đau đớn.
Nam Anh (Dịch từ Daily Mail)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tai biến sản khoa