Mang hai tử cung, mẹ Sài Gòn cứ bầu là nằm bẹp, tiền của "bay hết" sau 2 lần đẻ

Ngày 21/11/2018 14:53 PM (GMT+7)

Cơ địa đặc biệt với hai tử cung, hai cổ tử cung khiến chị Kiều gặp không ít khó khăn khi mang thai và sinh nở.

Cơ quan sinh sản của một người phụ nữ thông thường sẽ bao gồm một tử cung và một âm đạo. Vậy nhưng với chị Giang Thị Thúy Kiều (40 tuổi, hiện đang sống tại TP.HCM) lại có tới hai tử cung, hai cổ tử cung. Cơ địa khác biệt này đã khiến chị gặp không ít khó khăn trong quá trình mang thai và sinh nở. 

Mang hai tử cung, mẹ Sài Gòn cứ bầu là nằm bẹp, tiền của amp;#34;bay hếtamp;#34; sau 2 lần đẻ - 1

Chị Kiều có cơ thể đặc biệt với hai tử cung, hai cổ tử cung.

Mất thai lần đầu mới biết cơ thể mình đặc biệt 

Thời còn con gái, chị Kiều không hề nhận ra cơ thể mình có sự khác biệt với người khác. Chị chỉ khổ sở mỗi lần đến chu kỳ kinh khi bụng đau quằn quại, thậm chí đến mức mỗi lần tới tháng chị đều phải nghỉ học vì quá đau. Gia đình đã cho chị dùng đủ thuốc bắc, thuốc nam, thuốc tây,... nhưng tình hình vẫn không cải thiện. Mãi sau này, khi mất thai lần đầu chị Kiều mới biết mình có hai tử cung.

"Lần đầu tiên có thai mình cũng chưa phát hiện ra, rồi có tim thai, sau đó mất tim thai và thai bị lưu ở tử cung thì mới biết là có 2 tử cung. Lúc đó bác sĩ bảo phụ nữ có hai tử cung thường rất dễ bị thai lưu ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Mang hai tử cung, mẹ Sài Gòn cứ bầu là nằm bẹp, tiền của amp;#34;bay hếtamp;#34; sau 2 lần đẻ - 2

Bốn lần mang thai nhưng chị Kiều chỉ sinh được 2 bé.

Khi lên bàn thủ thuật để bác sĩ lấy thai lưu ra, bác sĩ hỏi “Tử cung đôi hả? Là 2 tử cung riêng biệt à? Thai lưu bên nào, trái hay phải" nhưng mình cũng không rõ, cuối cùng bác sĩ quyết định làm thủ thuật ở cả hai bên tử cung cho chắc", chị Kiều kể lại. 

Chị Kiều tâm sự đó cũng là lần đầu tiên chị trải qua cảm giác đau thấu trời xanh. Sau khi hút thai, chị được y tá đẩy về phòng mà chồng còn không nhận ra vì da xanh tím không còn giọt máu, mặt thì đơ ra không còn gì cảm xúc…

Mỗi lần bầu bí đều nằm "treo chân" giữ thai, tiền của bay hết sau hai lần đẻ 

Cơ địa hai tử cung không hề ảnh hưởng đến việc thụ thai của chị Kiều nhưng lại tạo ra thử thách cho chị trong quá trình giữ thai.

"Trường hợp của mình thực sự rất dễ thụ thai. Lần đầu là hai vợ chồng không lên kế hoạch còn những lần sau thì cứ "thả" là tháng sau có bầu. Vậy nhưng bầu dễ giữ khó.

Lần mang thai nào mình cũng phải nằm một chỗ, cơm nước tận giường trong suốt thai kỳ vì lúc nào cũng bị ra máu như thời kỳ kinh nguyệt. Đó là nỗi ám ảnh khi mang thai của mình. Nguyên nhân được bác sĩ giải thích là khi mang thai, niêm mạc tử cung sẽ dày lên giúp thai bám chắc vào thành tử cung và lấy chất dinh dưỡng. Còn tử cung bên không có thai cũng ảnh hưởng theo, niêm mạc cũng dày lên nhưng không có tác dụng gì thì bong tróc và ra ngoài", chị Kiều chia sẻ. 

Mang hai tử cung, mẹ Sài Gòn cứ bầu là nằm bẹp, tiền của amp;#34;bay hếtamp;#34; sau 2 lần đẻ - 3

Lần nào mang thai, chị Kiều cũng thấp thỏm lo âu vì máu ra nhiều.

4 lần mang thai nhưng chị Kiều chỉ giữ và sinh được hai bé, hiện một bé 9 tuổi và một bé 3 tuổi. Mỗi lần chậm kinh 5 ngày, thử que có 2 vạch, chị Kiều đều phải ngay lập tức tuân theo chỉ định của bác sĩ là nằm ở nhà và sử dụng thuốc để bổ sung nội tiết tố liên tục.

Mang bầu bé đầu chị nằm suốt một tháng trong viện. Ở bé sau cùng (lần thụ thai thứ 4), chị Kiều phải vào viện khi thai được khoảng hơn 3 tháng và tưởng chừng như không thể giữ được bé vì ra máu liên tục và nhiều. Chị được tiêm thuốc bổ sung nội tiết tố trong nhiều ngày đêm nhưng cũng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Mang hai tử cung, mẹ Sài Gòn cứ bầu là nằm bẹp, tiền của amp;#34;bay hếtamp;#34; sau 2 lần đẻ - 4

Khi mang bầu lần thứ 4, chị Kiều nhiều lần tưởng không giữ được con.

Không chỉ vậy, những lần bầu bí với cơ địa đặc biệt còn gây áp lực kinh tế không nhỏ lên gia đình chị Kiều.

"Mình tốt nghiệp trường đại học Kinh tế, đi làm lương ngay từ đầu cũng có thể là tạm chấp nhận được nhưng khi có con, do cấu tạo đặc biệt của tử cung nên vừa có thai là nằm tại chỗ 9 tháng 10 ngày kèm theo chi phí nằm viện theo dõi, thuốc bổ sung nội tiết tố, chi phí thăm khám, xét nghiệm thường xuyên và liên lục gần như suốt cả thai kỳ. Tiếp sau đó là mổ và thai sản sau sinh bé đầu 4 tháng, bé sau là 6 tháng nên “của để dành” bay veo veo theo 2 lần sinh đẻ", chị Kiều tâm sự. 

Bí quyết đơn giản để giảm đau sau sinh mổ 

Cả hai lần mang thai, chị Kiều đều phải sinh mổ do bác sĩ chỉ định. Nguyên nhân là vì nếu cổ tử cung bình thường thì mẹ sẽ sinh ra bé lúc cổ tử cung mở ra từ 7-10cm, nhưng chị Kiều lại có hai cổ tử cung, cho nên cổ tử cung có mở cũng chỉ tối đa được 5-6cm, em bé không thể chui ra được. 

Vì xác định trước sẽ sinh mổ nên chị Kiều đã tìm hiểu kỹ các nguồn thông tin trên internet về sinh mổ và các biến chứng sau sinh,... Vậy nhưng nằm trên bàn mổ, chị vẫn không tránh khỏi lo sợ. 

Mang hai tử cung, mẹ Sài Gòn cứ bầu là nằm bẹp, tiền của amp;#34;bay hếtamp;#34; sau 2 lần đẻ - 5

Sinh hai bé, chị Kiều đều phải đẻ mổ do cổ tử cung hẹp.

"Lúc đó mình thực sự lo sợ, dù không theo tôn giáo nào nhưng khi đó mình cũng chỉ biết niệm phật, cầu bình an. Lòng cứ tự nhủ chuyện gì có đến rồi cũng sẽ đi, chỉ cần cố gắng thôi mọi chuyện sẽ qua thôi, sẽ rất nhanh thôi mà, bao nhiêu người sinh mổ vẫn an toàn và vẫn khoẻ mạnh và con vẫn khoẻ vẫn tốt đó thôi. Cuối cùng đúng là đâu vào đó thật", chị Kiều kể lại.

Và sau hai lần sinh mổ, chị cũng rút ra một bí quyết đặc biệt khi nằm phòng hậu phẫu để giảm đau. Chị chia sẻ: "Khi nằm hậu phẫu, thay vì chỉ nghỉ ngơi, mình nên vận động nhẹ nhàng, nghiêng sang trái một chút, nằm ngửa rồi lại nghiêng sang phải. Các mẹ yên tâm đừng lo vết mổ bị bục chỉ, bung ra hay có vấn đề gì khác, bởi không bao giờ có khả năng đó xảy ra. Bác sĩ đã khẳng định với mình điều đó. Đến khi hết thuốc tê, lúc này vết mổ đã bắt đầu đau râm ran, nhưng nhờ những động tác trên đã làm giảm cơn đau vết mổ hơn 50%. Mình đã áp dụng cách này và nó thực sự hiệu quả đối với mình". 

Mẹ Sài Gòn sinh non con bé như chuột, chồng Tây về liền đòi đưa đi xét nghiệm ADN
Chăm một em bé bình thường mệt 1 thì chăm bé sinh non mệt 10, bà mẹ trẻ đã có lúc mệt mỏi, stress đến mức muốn từ bỏ cuộc sống.
Minh An - Ảnh NVCC
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện mang thai