Mẹ Quảng Ngãi đẻ rơi trên đường đến bệnh viện, con kẹt đầu trong âm đạo cực nguy hiểm

Ngày 22/06/2019 12:00 PM (GMT+7)

Vì ngôi thai ngược nên em bé chỉ rơi được phần chân ra ngoài còn đầu bị kẹt trong kênh sinh của mẹ.

Ngày 20/6 vừa qua, bệnh viện Sản nhi Quảng Ngãi thông tin về trường hợp sản phụ đẻ rơi khi mang thai ngôi ngược đã được cấp cứu thành công tại bệnh viện. 

Trước đó ngày 19/6, sản phụ P.T.B. (25 tuổi, sống tại xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) được chuyển đến bệnh viện từ Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ khi mang thai lần hai, đủ tháng, chẩn đoán ngôi thai ngược. Trên đường đến bệnh viện, sản phụ chuyển dạ đột ngột và sinh con trên xe. Do thai ngôi ngược nên chỉ có phần thân em bé lọt được ra ngoài còn phần đầu bị kẹt lại trong âm đạo của mẹ.

Mẹ Quảng Ngãi đẻ rơi trên đường đến bệnh viện, con kẹt đầu trong âm đạo cực nguy hiểm - 1

Hai mẹ con đang được tiếp tục theo dõi sức khỏe tại bệnh viện.

Cả hai mẹ con được đưa vào viện trong tình trạng bé không thể thoát hoàn toàn ra ngoài. Khi tiếp nhận, các bác sĩ nhận định bé đang trong tình huống nguy hiểm tính mạng nên kích hoạt báo động đỏ nội viện.

Bác sĩ Đinh Thị Mỹ Hòa trực tiếp cấp cứu, cho biết lúc vào bệnh viện thai nhi đã rất yếu, chỉ cần chậm vài phút là có thể tử vong. Các bác sĩ phải lập tức đỡ đầu thai nhi ra khỏi âm đạo mẹ. Bé trai nặng 2,7 kg chào đời nhưng không khóc, nhịp tim rời rạc, da tím tái.

Các bác sĩ đã phối hợp đặt nội khí quản duy trì đường thở, ép tim ngoài lồng ngực cho bé. Sau 5 phút được hồi sức tích cực, bé bắt đầu khóc và có những chuyển biến tốt. Hiện tại sức khỏe của cả mẹ và bé đã ổn định, đang được tiếp tục theo dõi.

Ngôi thai ngược là gì?

Ngôi thai ngược (thai ngôi mông) là phần mông của thai nhi hướng xuống phía dưới cổ tử cung nên khi mẹ bầu “vượt cạn”, phần mông và chân của bé yêu sẽ ra trước, còn phần đầu ra sau. Mẹ bầu bị ngôi thai ngược có nguy cơ cao bị sa dây rốn và các cơn đau chuyển dạ có cường độ mạnh hơn, quá trình sinh nở kéo dài hơn.

Về cơ bản, nguy cơ ngôi thai ngược liên quan đến tuổi thai của bé. Suốt thời gian mang thai, phần lớn thời gian bé sẽ hướng mông mình về phía tử cung của mẹ. Tới tuần 28, có 15% thai nhi vẫn ngôi ngược. Trong những tuần thai tiếp theo, phần đa thai nhi bắt đầu quay đầu để quá trình “vượt cạn” của mẹ diễn ra suôn sẻ hơn. Đến tuần 36, chỉ có 6% ngôi thai ngược và đến tuần 40, con số này chỉ còn khoảng 3%.

Các dấu hiệu nhận biết ngôi thai ngược

Không có dấu hiệu đặc trưng nào giúp nhận biết chính xác ngôi thai ngược. Tuy nhiên, từ tuần 32 trở đi, khi bạn đặt tay lên vùng bụng sẽ phần nào cảm nhận được đâu là đầu và đâu là mông của bé. Thông thường, đầu là khối tròn cứng, di chuyển qua lại; còn mông thì mềm và không di chuyển được. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy cứng và khó chịu ở phần dưới sườn thì nên tham vấn ý kiến của bác sĩ sớm, vì rất có thể là do ngôi thai chưa thuận.

Mẹ Quảng Ngãi đẻ rơi trên đường đến bệnh viện, con kẹt đầu trong âm đạo cực nguy hiểm - 2

Hình ảnh thai nhi ngôi ngược.

Ngôi thai ngược có phải sinh mổ không? 

Trong các trường hợp xác định ngôi mông, bác sĩ thường chỉ định sinh mổ có chọn lọc, tức là không phải tất cả các trường hợp phải mổ. Tuy nhiên, vì muốn độ an toàn cao cho cả mẹ lẫn con nên bác sĩ chỉ định cho mổ nhiều hơn. Trường hợp ngôi mông đủ và mông thiếu kiểu mông, thai phụ có thể sinh thường. Tùy theo sức khỏe của mẹ, sự xoay trở của thai nhi trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ có giải pháp phù hợp cho sản phụ.

Riêng ngôi mông kiểu chân, người mẹ được chỉ định sinh mổ. Ngoài ra, ngôi mông cùng những bất thường khác như vỡ ối, tử cung có vết mổ cũ, sinh đôi, con so nặng trên 3kg..., bác sĩ cũng sẽ chỉ định sinh mổ.

Mẹ bầu 39 tuần nhập viện vì bị choáng, bác sĩ hốt hoảng thấy thai rơi ra ngoài tử cung
Đang mang thai tuần thứ 39, sản phụ bị vỡ tử cung, thai nhi khi đưa ra khỏi bụng mẹ cũng đã ngưng thở. Các bác sĩ đã nổ lực cứu thành công mẹ con sản...
Minh An - Ảnh: BVCC
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu