Bạn sẽ cần thăm khám bác sỹ nếu thai nhi cử động dưới 10 lần trong vài tiếng hoặc số lần ngày càng ít đi.
Khi nào mẹ bầu cảm nhận được thai nhi cử động?
Thông thường, bạn sẽ thấy thai nhi bắt đầu cử động trong khoảng thời gian thai kỳ thứ 18 tới 20, cho dù chúng không rõ ràng hoặc thậm chí bạn không để ý đến.
Đặc biệt là với những ai mang thai lần đầu, việc sớm nắm bắt được thai nhi bắt đầu cử động không hề dễ dàng. Có thể chỉ là một tác động nhẹ lên bụng. Nếu sau tuần 24, mẹ bầu không thấy bất kỳ dấu hiệu nào, nên hỏi ý kiến bác sỹ.
Cảm nhận rõ nét nhất thai khi cử động khi nào?
Hầu hết mọi thời gian ban ngày, thai nhi ít hoạt động vì bụng di chuyển nhẹ do hoạt động thường ngày của mẹ bầu giúp trẻ dễ ngủ hơn. Ngoài ra, nhiều mẹ bầu còn thực hiện các biện pháp chăm sóc vào ban ngày, nên hiếm khi cảm nhận được các cử động nhỏ của con.
Một vài mẹ bầu nói họ cảm nhận được con cử động sau khi ăn vặt trong ngày. Điều này xảy ra là bởi thai nhi cũng cần năng lượng, nên rất thích thú nếu lượng đường huyết của mẹ tăng lên sau khi ăn vặt. Hơn nữa, bạn cũng sẽ thấy con cử động rõ nét hơn nếu lo lắng, hồi hộp về một chuyện gì đó.
Thai nhi cử động như thế nào?
Trong khi những cử động ở giai đoạn đầu hầu như không thể hiện rõ ràng, bạn thậm chí có thể đoán được từng cú đạp của con vào quý thai kỳ thứ hai.
Ở tháng thứ 4, nếu bạn gầy, thì việc cảm nhận thai nhi cử động sẽ dễ dàng hơn. Không nên mong đợi quá nhiều sẽ thấy con hoạt động ngay từ cuối quý thai kỳ đầu. Đến tháng thứ 5, ngay khi mọi biểu hiện rõ nét hơn, thì mẹ bầu sẽ thấy các hoạt động của con sẽ thay đổi liên tục.
Thai nhi hiếu động hơn sau mỗi ngày và phản ứng nhạy bén hơn với những tác động từ bên ngoài. Lúc này các cơ bắp, kỹ năng phản xạ của trẻ đã phát triển dần hoàn thiện hơn. Sang tháng thứ 6, chuyển động bằng chân của trẻ là rõ ràng hơn cả.
Thai nhi có thể tương tác với mẹ từ những tháng cuối quý thai kỳ thứ hai. (Ảnh minh họa)
Bắt đầu tháng thai kỳ thứ bảy, bụng mẹ vẫn còn khá rộng rãi cho trẻ tung hoành, nên thai nhi vẫn cử động liên tục, khá nhiều. Một tháng sau, không gian bắt đầu nhỏ hẹp hơn. Do đó, mẹ bầu sẽ thấy được những cử động từ khuỷu tay, đầu gối của con rõ ràng. Thậm chí có thể tương tác với thai nhi khi thấy con cử động.
Chuyển sang tháng thứ 9, hầu như thai nhi đã hoàn thiện về chiều cao, cân nặng. Chuyện thấy con cử động là ít gặp vì trẻ đã sẵn sàng chào đời trong khi bụng mẹ lại quá chật hẹp. Tuy nhiên, mỗi lần hoạt động lại tác động rất rõ nét, thậm chí khiến mẹ bầu thấy đau. Khi đó, bạn chỉ cần thay đổi tư thế sẽ thấy tốt hơn.
Khi nào cần lo lắng?
Việc có cảm nhận được thai nhi cử động hay không cũng cho thấy con đang phát triển bình thường hay một số vấn đề thai nhi đang gặp phải. Một vài trường hợp sau, bạn nên thăm khám bác sỹ.
Đầu tiên, không thấy con đạp. Bỏ qua giai đoạn đầu vì những chuyển động chưa rõ ràng, nhưng về sau mọi dấu hiệu cảnh báo thai nhi di chuyển đều không xuất hiện, mẹ bầu cần cẩn trọng.
Nên đếm số lần con cử động, khi ấy mẹ bầu cần nằm nghiêng về bên trái, đặt một gối đỡ dưới bụng. Nằm trong tư thế này khoảng vài tiếng, theo dõi ít nhất 10 lần con cử động.
Thông thường con số này sẽ tăng dần sau tuần thai kỳ thứ 20. Nếu dưới 10 lần trong vòng vài tiếng, bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ về tình trạng sức khỏe của thai nhi hoặc có dấu hiệu những cử động suy giảm.