Người mẹ không có tử cung kể lại khoảnh khắc "siêu thực" khi ôm con mới sinh vào lòng

Chương Ngọc - Ngày 02/08/2023 15:00 PM (GMT+7)

Người phụ nữ không thể ngờ rằng sẽ có một ngày mình được ôm đứa con bé bỏng trong lòng.

Vào năm 16 tuổi, cô Chloe Keep, đến từ Essex (Vương quốc Anh), đã bị giáng một đòn mạnh mẽ khi biết được lý do đằng sau việc cô vẫn chưa có kinh nguyệt. Người phụ nữ này đã xuất hiện trên truyền thông để chia sẻ câu chuyện đáng kinh ngạc về cuộc đời mình.

Cô nhớ lại: "Tôi đã nhận ra điều gì đó không ổn khi bước sang tuổi 15. Tôi là thiếu nữ duy nhất trong lớp chưa có kinh nguyệt. Mẹ tôi trước đó đã chia sẻ những kinh nghiệm về vấn đề tuổi dậy thì, tôi đã chờ đợi đến ngày mình trưởng thành như mọi người nhưng điều đó không xảy ra".

Sau khi đi khám bác sĩ, Chloe Keep cuối cùng cũng biết được nguyên nhân phía sau. Các bác sĩ chẩn đoán cô mắc phải hội chứng Mayer Rokitansky Kϋster Hauser (viết tắt là MRKH), một tình trạng hiếm gặp, ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của phụ nữ. Theo các báo cáo y tế ghi nhận chỉ có 1/4500 trường hợp bị hội chứng này. 

Người phụ nữ có con nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều người.

Người phụ nữ có con nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều người.

Người bệnh mắc hội chứng MRKH ngoài vấn đề không có tử cung, họ còn gặp một số bất thường như thận bị lạc chỗ, chỉ có một trái thận, hệ xương phát triển không bình thường đặc biệt là cột sống, thính lực kém hoặc mất đi, dị tật tim. Mặc dù buồng trứng của Chloe có khả năng sản xuất trứng nhưng cô không có tử cung.

Điều đó có nghĩa là, cách duy nhất để người phụ nữ ấy có con ruột của mình là thông qua thụ tinh ống nghiệm và nhờ người mang thai hộ. Ở tuổi 20, Chloe kết hôn với anh Christopher và thay vì nhận quà cưới, cặp đôi mong khách mời có thể quyên góp cho "quỹ trẻ em" của họ. Sau đó, cặp đôi mới cưới đã đến một trung tâm điều trị sinh sản với hy vọng sẽ có một đứa con thông qua thụ tinh ống nghiệm và mang thai hộ.

Chloe giải thích: "Chúng tôi đã thực hiện thủ thuật IVF trước. Các bác sĩ tại Bourn Hall nói với tôi rằng buồng trứng của tôi 'lơ lửng' vì chúng không được giữ cố định trong tử cung nên tôi cần lấy trứng thông qua con đường khác thay vì quy trình thông thường như bao người khác.

Bác sĩ Prasannan đã thu được 8 quả trứng của tôi. Bốn quả trứng tốt nhất đã được thụ tinh và đông lạnh. Sau khi chúng tôi tìm được người mang thai hộ, đó là người phụ nữ tên Sophie. Chúng tôi đã dành 3 tháng để tìm hiểu nhau trước khi quá trình mang thai được tiến hành".

Cặp đôi hạnh phúc bên con trai mới sinh.

Cặp đôi hạnh phúc bên con trai mới sinh.

Đáng mừng thay, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã thành công. Về sau, cặp đôi chào đón cậu con trai Mattew vào tháng 9 năm 2022.

Người phụ nữ kể lại giây phút đặc biệt ấy: "Khi Matthew được sinh ra, tôi được phép cắt dây rốn và lần đầu tiên tôi được da kề da với con, điều đó thực sự đáng yêu. Sau đó, Chris đến gặp con và chúng tôi rất hạnh phúc. Đó là một khoảnh khắc siêu thực. Tôi biết những phụ nữ khác mắc chứng MRKH nhưng họ không may mắn được như tôi vì thiếu bác sĩ chuyên khoa và tình trạng cơ thể không đủ điều kiện để đáp ứng".

Cô Sophie Barnes đến từ Harlow, người có ba đứa con riêng, đã mô tả trải nghiệm mang thai hộ cho Chloe và Chris là "hoàn toàn thay đổi cuộc đời mình".  "Tôi không thể diễn tả hết bằng lời, nhưng có thể mang một đứa trẻ đến với thế giới này là cảm giác tuyệt vời nhất. Tôi có thể thấy Chloë sẽ là một người mẹ hoàn hảo như thế nào. Đây là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất của cuộc đời tôi", cô Sophie cho biết thêm.

Đề xuất sửa đổi chế độ bảo hiểm thai sản
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đưa ra một số đề xuất điều chỉnh liên quan quy định về chế độ bảo hiểm thai sản.

Chế độ thai sản 2023

Theo Chương Ngọc
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện mang thai