Suốt từ đó đến nay, vợ tôi vẫn cố gắng từng ngày và rất kiên trì. Cô ấy đang mang bầu ở tuần thứ 30. Hiện các bác sĩ vẫn cố gắng duy trì thai kỳ đến khoảng tuần 31-32 thì mổ.
Không biết ở đây có ông chồng nào đang rơi vào hoàn cảnh éo le như tôi không? Thật sự trước tình cảnh này, tôi không biết phải động viên vợ bầu thế nào nữa. Tôi nửa muốn cô ấy sinh con, nửa lại muốn em đình chỉ thai kỳ càng sớm càng tốt.
Vợ chồng tôi mới cưới được hơn 1 năm nay. Sau cưới, 2 đứa mong có con lắm nhưng mãi con yêu chưa về. Gần 1 năm sau cưới, vợ chồng mới được đón nhận tin vui. Tôi mừng 1 thì vợ hạnh phúc 10. Em lúc nào cũng mong có tiếng trẻ con bi bô cười nói trong nhà để yêu thương chăm sóc.
Khi mang thai được 3 tháng thì một ngày vợ đi khám thai lại phát hiện ra bản thân có một khối u nang buồng trứng phải. Bác sĩ đã yêu cầu cô ấy phải nhập viện điều trị gấp.
Do khối u tái phát to dần trong cơ thể, vợ lại quyết tâm giữ con nên cuộc phẫu thuật phải tạm hoãn (Ảnh minh họa)
Vì phát hiện sớm khối u nang nên vợ tôi được phẫu thuật cắt buồng trứng phải thành công. Tuy nhiên không may mắn cho chúng tôi khi kết quả giải phẫu bệnh lại là "ung thư buồng trứng".
Ngày nhận được tin vợ bị ung thư buồng trứng khi đang mang thai, cả nhà tôi chết lặng. Ai cũng thương và muốn cô ấy đình chỉ thai kỳ nhưng vợ vẫn quyết giữ lại đứa con đang mang trong bụng và tiếp tục chiến đấu với ung thư.
Do khối u tái phát to dần trong cơ thể, vợ lại quyết tâm giữ con nên cuộc phẫu thuật phải tạm hoãn. Nhiều đêm thấy vợ đau đớn ôm bụng bầu quằn quại suốt đêm vì đau bụng, đau lưng, đã vậy còn đi tiểu liên tục và mệt mỏi thấy rõ dù không làm việc quá sức khiến tôi xót ruột bảo:
“Em bệnh tật thế kia sao bầu được. Hay là mình bỏ đứa bé này đi để điều trị bệnh cho em khỏi đã. Khi nào em khỏi bệnh, mình sẽ có nhiều đứa con sau được không?”.
Nhưng mặc kệ chồng, vợ vẫn khăng khăng:
“Dù mệt mỏi thế nào em cũng cố sinh con chào đời, cố giữ lại con yêu”.
Tôi lo lắng ra mặt:
“Sao em cứ phải nhất quyết giữ con lại? Nghe anh đi, mình đình chỉ thai kỳ giờ vẫn kịp mà, bác sĩ cũng chẳng khuyên như vậy là tốt nhất sao?”.
Vợ tôi im lặng rồi cô ấy rơm rớm nước mắt ôm chầm lấy chồng thủ thỉ:
“Em muốn giữ con lại để mai này ngay cả khi em vì bệnh tật phải xa anh, anh vẫn còn có con bên cạnh. Hai bố con nương tựa vào nhau mà sống”.
Nghe vợ nói mà tôi chết lặng, tôi khóc như mưa vì thương vợ, thương cả đứa bé chưa chào đời của mình.
Nghe vợ nói mà tôi chết lặng, tôi khóc như mưa vì thương vợ, thương cả đứa bé chưa chào đời của mình. (Ảnh minh họa)
Suốt từ đó đến nay, vợ tôi vẫn cố gắng từng ngày và rất kiên trì. Cô ấy đang mang bầu ở tuần thứ 30. Hiện các bác sĩ vẫn cố gắng duy trì thai kỳ đến khoảng tuần 31-32 thì mổ. Sau khi mổ lấy con an toàn xong sẽ tập trung điều trị bóc tách khối u tái phát di căn trong thai kỳ này cho vợ tôi.
Trong khi tôi đang lo lắng và hồi hộp từng ngày thì vợ tôi lại bình tĩnh và kiên cường đến lạ. Em còn động viên ngược lại chồng:
“Anh đừng quá lo lắng, ca mổ đẻ sẽ thành công và em sẽ phẫu thuật suôn sẻ thôi. Bác sĩ chẳng bảo em còn sống dài dài với bố con anh đấy sao, vợ chồng mình cùng nhau chăm sóc con thật tốt nhé”.
Lời vợ bầu ung thư động viên mà tôi cay cay khóe mắt. Hy vọng cô ấy sẽ có ca mổ đẻ suôn sẻ và sẽ điều trị bệnh tiến triển tốt đẹp để có thể ở bên bố con tôi mãi mãi.
Ung thư trong thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi và mẹ? Theo chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam – GS Nguyễn Chấn Hùng từng chia sẻ với báo giới trước đó cho biết, những nghiên cứu lớn từ trước đến nay người ta thấy rằng khi mắc ung thư trong thai kỳ, thai nhi không ảnh hưởng tới ung thư của người mẹ. Theo số liệu trên thế giới thì cứ 3.000 người mang thai chỉ có 1 người mắc ung thư trong thai kỳ. Những loại ung thư thường mắc chủ yếu ở phụ nữ có thai như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư hạch... Bác sĩ Hùng cho biết thêm khi mang thai, cơ thể phụ nữ xảy ra nhiều thay đổi dẫn đến nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là những thay đổi do mang thai tạo nên như ngực to dần, chân tay phù... Do vậy việc phát hiện ung thư gặp nhiều khó khăn và thường ở giai đoạn không sớm. Khi phát hiện mình bị ung thư trong thai kỳ, điều quan trọng nhất là người mẹ nên giữ bình tĩnh lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Bởi nếu thai phụ quá hoang mang lo sợ, sợ chết, sợ chồng bỏ, sợ gia đình xa lánh, sợ con không giữ được... làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể khiến bệnh diễn tiến nặng nề hơn và ảnh hưởng đến bào thai làm thai suy, sẩy thai, sinh non... Tùy từng giai đoạn bệnh sẽ có phác đồ điều trị, tuy nhiên khả năng giữ tính mạng cho cả mẹ và con luôn luôn cao. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sống còn của phụ nữ mang thai bị ung thư cũng tương tự như những phụ nữ không mang thai mắc bệnh tương tự. Hiện nay tỉ lệ thai sống ngày càng tăng do những tiến bộ của y học. Việc điều trị ung thư trong thai kỳ là khả thi, nên được tiến hành với một sự thận trọng nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và thai. |