Đúng lúc bước ra từ phòng khám, tôi thấy một người giống chồng mình ngồi ở ghế chờ đang ân cần chăm sóc một bà bầu khác.
32 tuổi tôi mới mang thai con đầu lòng, một phần vì kết hôn muộn, một phần cũng vì vợ chồng tôi khó có con. Khi biết tin tôi mang thai sau 2 năm mong chờ, người thân, bạn bè đều chúc mừng, thăm hỏi. Chồng tôi mừng rỡ ra mặt, anh nói là con trai hay con gái anh đều yêu mến bởi đó mà “món quà” đối với chúng tôi.
Mang thai khi tuổi đời cũng không còn trẻ, lại bị những trận nôn ói làm cho mệt lả suốt 3 tháng trời nên tôi rất lo sợ ảnh hưởng đến em bé. Cứ như vậy, chúng tôi đếm ngày con chào đời.
Tôi vẫn tâm sự với con rằng, mẹ con mình may mắn có được người chồng, người cha luôn quan tâm. Bố dù đêm có thức muộn đến thế nào, đi công tác dài ngày đến đâu, cứ đúng lịch khám thai của mẹ là dừng hết mọi công việc để chở hai mẹ con đến bác sĩ. Đây thực sự là khoảng thời gian khiến tôi hạnh phúc.
Tôi vẫn tâm sự với con rằng, mẹ con mình may mắn có được người chồng, người cha luôn quan tâm. (Ảnh minh họa)
Mang thai đến tháng thứ 7, tôi đã cảm thấy nặng nề, mỗi ngày đi làm đều đau lưng, đau chân, cơ thể lúc nào cũng uể oải. Hôm thứ 6 vừa rồi, tôi tá hỏa khi suốt chiều không thấy em bé đạp trong bụng như mọi lần, lo lắng quá nên nhắn tin, gọi điện thì không thấy chồng trả lời. Chắc anh đang bận họp.
Tôi vội vàng gọi cho bác sĩ ở bệnh viện phụ sản mà tôi đang theo dõi thai kỳ, bác sĩ có yêu cầu tôi qua bệnh viện luôn để thăm khám. Thấy tôi bụng to vượt mặt, lại bồn chồn không yên, chị đồng nghiệp ngồi ngay cạnh đề nghị đi cùng. Tôi mừng như vớ được cọc, nếu lỡ có chuyện gì, ít nhất còn có một người bên cạnh.
Tôi vào phòng siêu âm, hồi hộp theo dõi từng hình ảnh trên màn hình, chỉ đến khi bác sĩ kết luận em bé bình thường, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Bước ra khỏi phòng siêu âm, chưa kịp hân hoan khoe với đồng nghiệp rằng “con gái cho mẹ một phen hú hồn” thì tôi chợt sững lại.
Phía xa xa chỗ ghế chờ, tôi thấy một người đàn ông vóc dáng y hệt chồng mình, đang đeo túi, tay cầm tập giấy tờ siêu âm, chăm sóc chu đáo cho một mẹ bầu khác. Lấy làm lạ, tôi bước tới, trong đầu vừa đi vừa đặt ra hàng trăm câu hỏi vì sao.
Tôi đến sát kế bên, người đàn ông vẫn chẳng nhận ra vì đang mải trò chuyện. Tôi chợt gọi giật giọng: “Anh Thắng”. Bất ngờ người đàn ông này quay mặt lại. Lúc này, cả hai đều sững sờ.
“Sao anh? Anh làm gì ở đây vậy? Đây là ai? Em gọi anh cả chiều không được là thế nào?”, tôi bức xúc hỏi.
Chồng tôi bắt đầu lúng túng, đằng sau, người phụ nữ kia cũng không khỏi bất ngờ. Chồng tôi tiến tới giữ lấy vai tôi rồi nói:
“Chỗ này đông người, khó nói, em đợi anh một lát, anh chở em về rồi mình nói chuyện”.
Tôi bắt đầu tức giận và bất mãn về cái cách anh không giải thích rõ ràng nhưng cơ thể vừa mệt, vừa sợ ảnh hưởng đến con, vừa sợ chưa rõ sự tình làm xấu mặt chồng nên đồng ý xuống dưới sảnh ngồi đợi.
15 phút sau, chồng tôi đi xuống, anh nhanh chóng lấy xe đưa tôi về nhà. Vừa vào xe, tôi hỏi: “Chuyện này là thế nào?”.
Anh ngập ngừng một lúc rồi nói: “Duyên chỉ là bạn, cô ấy ly dị chồng, cuộc sống cũng rất khó khăn nên thỉnh thoảng anh có giúp đỡ cô ấy một vài việc. Hôm nay cô ấy có nhờ anh…”.
Tôi thấy một người đàn ông vóc dáng y hệt chồng mình đang đeo túi, tay cầm tập giấy tờ siêu âm, chăm sóc chu đáo cho mẹ bầu khác. (Ảnh minh họa)
Chưa kịp để chồng nói xong, tôi quát: “Anh thôi ngay đi, tôi có phải trẻ con đâu để đi tin mấy lời anh bịa đặt. Cứ cho anh với cô ấy là bạn, là bạn mà chăm sóc tận tình hơn cả chăm vợ thế à?”.
Chồng tôi im lặng, còn tôi thì khóc, mặc cho những lời an ủi hãy nghĩ về con, tôi vẫn không ngừng được nước mắt. Tôi không biết nên làm sao trong tình cảnh này, chỉ sợ, sự thật như những gì tôi đang nghĩ, tôi không biết mình sẽ phải đối mặt như thế nào?
Tối hôm đó về nhà, tôi lại thấy thai ít cử động như lúc sáng. Tôi lo lắng lại định vào viện khám nhưng giận chồng quá không biết có nên bảo anh chở đi không?
Thai nhi nhiều giờ đồng hồ không cử động có bất thường không?
Thông thường thai nhi ở tuần thứ 8 đã có những cử động trong bụng mẹ nhưng lúc này thường mẹ chưa cảm nhận được. Từ tuần thai thứ 18 trở đi, mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những chuyển động của thai nhi. Cách đếm những cử động của em bé cũng giúp mẹ yên tâm hơn về sự phát triển của con.
Cử động của thai nhi bao nhiêu là bình thường?
Các mẹ bầu nên đếm cử động của thai vào sáng, trưa, chiều hoặc tối. Theo lý thuyết, tần suất thai nhi đạp 4 lần/giờ được xem là bình thường. Tuy nhiên, con số thai nhi ít đạp hay không còn phụ thuộc vào thói quen cũng như giờ giấc sinh hoạt của mỗi em bé.
Nếu em bé đang ngủ, các cử động sẽ hầu như không có hoặc rất ít. Nếu mẹ đếm cử động thai khoảng 10-15 lần/ngày thì hoàn toàn có thể yên tâm về sức khỏe của con.
Thai cử động thế nào là bất thường?
Tuy nhiên, nếu như cử động thai có một số dấu hiệu bất thường, mẹ cũng cần nắm rõ để thăm khám bác sĩ.
Thai không máy
Khi thai cử động bình thường nhưng một ngày không máy hoặc máy rất ít, mẹ cần đi thăm khám. Đặc biệt, tình trạng thai không cử động kết hợp với các triệu chứng bất thường ở mẹ như nôn, xuất huyết âm đạo hay co thắt tử cung, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Thai máy quá nhiều
Tuy nhiên, việc thai máy quá nhiều cũng không phải là dấu hiệu tốt, có thể em bé đang gặp tình trạng nào đó hoặc người mẹ quá căng thẳng. Mẹ cũng nên tới bác sĩ để kiểm tra chính xác nhất.