3 tháng cuối mẹ sẽ phải đối mặt với khá nhiều triệu chứng khó chịu do bụng bầu đã rất lớn.
Nếu ở 3 tháng đầu, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những khó khăn khi bị ốm nghén, khi mang thai ở thứ 2 là sự thay đổi sắc tố da, những cơn co thắt, thì đến 3 tháng cuối còn nhiều điều không mong đợi nữa sẽ tiếp tục xảy ra:
Ngực lớn nhanh chóng
Ở những tháng cuối thai kỳ, 2 bên ngực của phụ nữ có thể tăng lên đến 0,8-1kg và còn có thể xuất hiện hiện tượng sữa non. Thay đổi này là để chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ sau khi bé chào đời.
Ở những tháng cuối thai kỳ, 2 bên ngực của phụ nữ có thể tăng lên đến 0,8-1kg và còn có thể xuất hiện hiện tượng sữa non. (ảnh minh họa)
Són tiểu
Khung xương chậu của mẹ đang phải rất vất vả để đỡ thai nhi vì vậy có thể sẽ xảy ra hiện tượng đi tiểu không kiểm soát. Trọng lượng của thai nhi và bọc ối đặt áp lực lên bàng quang khiến mẹ dễ bị són tiểu và không kiểm soát được hiện tượng này. Đây là tai nạn phổ biến trong thai kỳ.
Lồi rốn
Ngoài sự gia tăng về lượng máu, ngực lớn hơn, chân tay sưng to thì rốn của mẹ bầu cũng thay đổi đáng kể. Rất nhiều mẹ bầu nhận thấy hiện lượng rốn lồi do bụng bầu đã phát triển quá lớn, một số khác thì rốn sẽ căng rộng, không còn lõm sâu vào trong như trước nữa.
Những giấc mơ hãi hùng
Rất nhiều mẹ bầu chia sẻ ở quý 3 thai kỳ họ thường gặp ác mộng khi ngủ. Đó có thể là giấc mơ sinh non, thai chết lưu hay đi đẻ không thấy con. Đây là hiện tượng bình thường do thời điểm này bụng bầu lớn khiến mẹ bầu ngủ không ngon và thường có những giấc mơ lạ.
Mẹ bầu những tháng cuối thường gặp những giấc mơ hãi hùng. (ảnh minh họa)
Dáng đi lạch bạch
Từ tuần thứ 36 thai kỳ, nhiều mẹ bầu chuyển sang dáng đi lạch bạch hoặc thậm chí có người không đi lại được. Nguyên nhân là do ở những tuần thai này, em bé đã lọt xuống khung xương chậu khiến mẹ bầu khó khăn trong việc đi lại hơn.
Giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ là những triệu chứng phổ biến trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân có rất nhiều, trong đó bao gồm cả việc trọng lượng cơ thể tăng lên gây áp lực đến tĩnh mạch ở 2 chân và tim, làm chậm quá trình lưu thông máu. Hormone mang thai và quá trình tích nước của cơ thể cũng ảnh hưởng đến vấn đề giãn tĩnh mạch và khiến chúng bị sưng phồng.
Đau nhức vùng chậu
Khi tử cung và xương chậu bắt đầu mở rộng để chuẩn bị cho việc sinh nở sẽ khiến dây chằng ở tử cung căng ra và quá trình này sẽ gây ra một số vấn đề như đau nhức vùng xương chậu.