Tìm hiểu thiên thần nhỏ sẽ tác động như thế nào đến cơ thể của mẹ nhé!
Mang thai là điều kì diệu đối với phụ nữ nhưng đây cũng là giai đoạn mà các chị em gặp không ít những rắc rối khi gặp phải không ít những thay đổi của cơ thể. Dưới đây là những thay đổi phổ biến của các chị em khi mang thai:
Cơ thể đau nhức
Khi dạ con dãn ra, nhiều mẹ bầu bắt đầu phải chịu các cơn đau ở bắp đùi, xương chậu, bụng, lưng… Mất liên kết, tăng cân kèm thêm áp lực từ bào thai có thể dẫn đến các cơn đau kéo dài gây cảm giác khó chịu cho mẹ bầu. Đau thần kinh tọa cũng là một triệu chứng các mẹ có thể gặp phải khi mang thai.
Biện pháp: sử dụng các loại tinh dầu hương thơm được chiết xuất từ thiên nhiên, kết hợp với các động tác massage nhẹ nhàng lên toàn bộ cơ thể
Bầu ngực trở nên lớn hơn
Nếu bạn có ngực nhỏ thì khi mang thai vòng 1 sẽ trở nên nở nang hơn. Bạn sẽ cảm thấy điều này thật thích thú. Tuy nhiên, nếu vòng 1 của bạn trước đây đã cực chuẩn rồi thì bây giờ bạn sẽ hơi buồn vì không những bầu ngực to hơn khi mang thai mà còn trở nên xồ xề khiến bạn thiếu tự tin.
Biện pháp: Hãy chọn cho mình một chiếc áo ngực có quả ôm vừa vặn, thật thoải mái bạn nhé!
Đây là một triệu chứng phổ biến ở tất cả các chi em. Khoảng 11-35% phụ nữ có thai bị táo bón, đặc biệt là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kì. Nguyên nhân các bà bầu thường xuyên bị táo bón là do thời kì mang thai cơ thể người mẹ có sự thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là sự tăng lên nồng độ Progesterone dẫn đến giảm nhu động ruột. Thức ăn sẽ lưu lại ở ruột lâu hơn và tiêu hóa chậm hơn dẫn đến hiện tượng bị táo bón.
Biện pháp: ăn nhiều thức ăn nhiều chất xơ như rau, hoa quả…tránh đồ ăn kích thích , đi lại nhẹ nhàng, hợp lí.
Mang thai là điều kì diệu đối với phụ nữ nhưng đây cũng là giai đoạn mà các chị em gặp không ít những rắc rối từ những thay đổi của cơ thể. (ảnh minh họa)
Chứng mệt mỏi và mất ngủ
Ngay từ những ngày đầu tiên em bé xuất hiện trong cơ thể, sự mệt mỏi đã lập tức diễn ra. Trạng thái tinh thần và cơ chế điều tiết của hormone là một trong những nguyên nhân chính. Bên cạnh đó thay đổi tư thế quá nhanh có thể dẫn đến tut huyết áp làm choáng váng, chóng mặt. Ngoài ra, khi mang thai, hệ thống tim mạch cũng có những thay đổi lớn làm cho nhịp tim tăng, tốc độ bơm máu của tim tăng làm tim đập nhanh và lượng máu của cơ thể cũng tăng 40-45%. Do vậy, hệ thống tim mạch và thần kinh phải có những điều chỉnh liên tục để phù hợp với những thay đổi này, một khi sự điều chỉnh không diễn ra kịp thời sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt.
Biện pháp: Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục điều độ, đi ngủ đúng giờ, lắng nghe cơ thể
Chứng ợ nóng
Ợ nóng là cảm giác nóng rát ở phần ngực dưới, đi kèm với vị chua, đắng ở vùng miệng và vùng hầu. Ợ nóng thường xảy ra sau khi ăn no hoặc khi nằm. Triệu chứng này có thể xảy ra trong vài phút đến vài giờ. Nguyên nhân ợ nóng là do sự thay đổi nội tiết tố và thể chất trong cơ thể của bạn.
Biện pháp: tránh đồ ăn cay nóng, khó tiêu và đồ uống có ga, tăng cường bổ sung lượng hoa quả và rau xanh.
Triệu chứng của bệnh trĩ
Khi mang bầu, thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, dễ gây ra trĩ. Bên cạnh đó, do rối loạn tiêu hoá khi mang thai, phụ nữ hay bị táo bón – một trong những nguyên nhân gây ra trĩ. Ngoài ra, do thay đổi nội tiết khi mang thai nên khả năng bị trĩ ở phụ nữ mang thai cũng tăng lên
Biện pháp: tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, tập các bài kegel hàng ngày
Chứng rạn da
Vết rạn được hình thành trong quá trình mang bầu. 2 nguyên nhân sinh ra vết rạn là di truyền và thể chất bà bầu. Vì vậy không phải mọi bà bầu đều có vết rạn và độ nặng nhẹ của vết rạn đều khác nhau.
Biện pháp: Đầu tiên cần tăng cường sự đàn hồi cho da, ví dụ có thể bôi lên da bụng các sản phẩm bảo vệ da thích hợp cho bà bầu hoặc bôi vitamin E, C, A,…
Bệnh ngứa ngáy về da
Khoảng 20% phụ nữ mang thai gặp phải triệu chứng này. Tử cung tăng trưởng là nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa trong thai kỳ. Sự tăng trưởng của tử cung để có chỗ cho em bé khiến da bị giãn, khô (xerosis) và trở nên khó chịu, ngứa ngáy..
Biện pháp: Tránh tắm nước nóng, dùng kem dưỡng ẩm, uống đủ nước.
Ốm nghén
Với một vài người may mắn, các cơn nghén chỉ là một chút nôn nao lúc sáng sớm, chỉ cần gặm bánh quy là hết. Nhưng với một vài người khác, cảm giác đó xảy ra vào cả những lúc khác trong ngày – thậm chí cả ngày và ngày nào cũng vậy. Và vì thế bạn khó có thể đi đâu xa khỏi bán kính 10m kể từ phòng vệ sinh.
Biện pháp: Các mẹ có thể làm bớt những cơn ốm nghén bằng cách ăn một mẩu bánh mỳ nhỏ vào buổi sang, tránh những đồ ăn có mùi khó chịu và không nằm ngay sau khi ăn.
Sưng, phù
Sưng, phù nề có thể xảy ra ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể như tay, chân, bụng…
Biện pháp: Uống đủ nước
Đi tiểu nhiều hơn
Đi tiểu thường xuyên, đi tiểu khó là nỗi trăn trở của hầu hết các mẹ bầu. Đi tiểu nhiều không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy bất tiện mà còn gây tâm ký ngại ngùng, xấu hổ và đặc biệt là mệt mỏi khi phải đi tiểu vào ban đêm
Biện pháp: 1-2 giờ trước khi đi ngủ, mẹ bầu không nên uống nước để giữ cho bàng quang không bị tích nước nhiều. Hãy cố gắng uống đủ nước trong ngày, hạn chế đồ uống, thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như trà, cà phê, dưa hấu, dưa chuột, cà chua… nên hạn chế trong thai kỳ hoặc không nên sử dụng trước giờ đi ngủ.
Rạn da và những thay đổi khác của da
Đây là một khía cạnh của thai kỳ làm nhiều người lo lắng. Mang thai một em bé khoảng 40 tuần có thể làm bạn có vết rạn da. Rạn da là do làn da bị kéo giãn quá nhanh. Trong khi không có cách nào hoàn toàn ngăn chặn rạn da, hãy giữ ẩm với kem dưỡng da hay kem đặc biệt làm giảm vết rạn. Dù không thích những vết rạn da này, bạn hãy nghĩ rằng những vết rạn đến cùng một em bé đáng yêu sắp chào đời.