Dù là phương pháp sinh nở an toàn nhất nhưng mẹ vẫn có thể gặp phải những rủi ro dưới đây khi đẻ thường.
Sinh thường là quá trình sinh lý bình thường mà hầu hết mọi phụ nữ đều có thể trải qua. Đây cũng được coi là phương pháp sinh nở an toàn, ít rủi ro và được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Nếu mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt thì đây cũng là phương pháp mang lại nhiều lợi ích nhất cho cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những rủi ro có thể xảy ra và đưới đây là 6 nguy cơ chính chị em có thể gặp phải khi đẻ thường, cùng với những lời khuyên giúp phòng ngừa những rủi ro này:
Rách tầng sinh môn
Tầng sinh môn là mô mềm nằm giữa âm hộ và hậu môn. Trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ, tầng sinh môn sẽ giãn ra, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu em bé chui ra ngoài. Tầng sinh môn vì thế bị rách. Vẫn biết đây là điều không thể tránh khỏi khi sinh nở, nhưng rách tầng sinh môn cũng khiến nhiều mẹ ám ảnh lo sợ, thậm chí còn tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Để tránh bị rách tầng sinh môn, mẹ cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Sinh con ở tư thế đứng thẳng. Tư thế này giúp giảm áp lực lên đáy chậu và tầng sinh môn.
- Sử dụng thuốc giảm đau theo khuyến nghị của bác sỹ.
- Khi rặn đẻ, có thể nhờ hộ sinh hỗ trợ để tránh tầng sinh môn bị rách thêm.
- Một tấm gạc ấm đặt ở tầng sinh môn có thể làm tăng lưu thông máu và cải thiện tính đàn hồi của vùng da tại đây.
- Chỉ rặn khi cổ tử cung mở hết 10 phân và rặn khi muốn.
- Tránh sử dụng các thủ thuật can thiệp khi sinh như forceps.
Rách tầng sinh môn sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng cho sản phụ sau sinh. (ảnh minh họa)
Tổn thương đáy chậu
Trong một số trường hợp dùng sức quá nhiều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng đáy chậu của mẹ, gây nứt, căng hoặc co quá mức. Tổn thương đáy chậu có thể khiến mẹ mắc chứng đi tiểu không tự chủ sau sinh, thậm chí có thể gây đau khung chậu mãn tính hoặc tạm thời.
Ảnh hưởng đến các cơ quan trong khung chậu
Không chỉ tổn thương đáy chậu, trong quá trình sinh thường, nhất là những trường hợp rặn đẻ lâu, các cơ quan trong khung chậu như bàng quang, dạ con, ruột cũng có thể bị ảnh hưởng, thậm chí bị “rơi” xuống âm đạo.
Tổn thương âm hộ
Tổn thương đáy chậu, rách tầng sinh môn có thể khiến sản phụ đau đáy chậu và âm hộ. Nếu tình trạng đau kéo dài sau sinh mà không đỡ, sản phụ nên đến bệnh viện để được tư vấn và kiểm tra.
Khi sinh thường, âm hộ sẽ bị tổn thương nặng nề. (ảnh minh họa)
Ảnh hưởng đến thai nhi
So với sinh mổ, sinh thường là phương pháp tự nhiên mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời nhất cho bé. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp “hy hữu”, trẻ bị tác động trong quá trình sinh của mẹ.
- Suy thai do thiếu ô-xy có thể xảy ra trong những ca sinh khó, thời gian chuyển dạ bị kéo dài gây ảnh hưởng đến lượng ô-xy bé nhận được.
- Tác động từ những dụng cụ y tế như giác hút hay hay kẹp forcep có thể gây ảnh hưởng đến đầu của em bé sau sinh.
- Tuy không nhiều, nhưng trong một số trường hợp sinh khó, bé có thể bị kẹt vai trong quá trình chuyển dạ dẫn đến tổn thương các dây thần kinh, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.