Rạn da khi mang thai làm thế nào?

Ngày 11/07/2019 17:04 PM (GMT+7)

Rạn da khi mang thai là vấn đề khiến chị em "đau đầu". Vậy có cách nào để phòng tránh hay hạn chế tình trạng này không?

Rạn da là hiện tượng khá phổ biến ở mẹ bầu. Những bộ phận dễ bị rạn trên cơ thể khi mang bầu bao gồm bụng, ngực, đùi, mông, bắp chân. Những vết rạn thường không gây hại gì cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến mẹ bầu thiếu tự ti. Vậy tại sao khi mang thai mẹ bầu lại bị rạn da và có cách nào phòng tránh hoặc hạn chế hiện tượng này không? 

Hình ảnh rạn da khi mang thai nhìn như thế nào?

Vết rạn da thực chất là do lớp mô dưới da bị phá vỡ làm lộ ra các mạch máu. Khi mới hình thành, vết rạn da thường kéo dài khoảng 5-10mm với kích cỡ khác nhau. Máu sắc của vết rạn da phụ thuộc vào sắc tố da sẵn có của người mẹ. Các mẹ có làn da trắng, vết rạn da thường là trắng hoặc hồng nhạt, ngược lại nếu da tối màu, ngăm đen, vết rạn sẽ có màu đỏ, nâu, tím đen. Tuy các vết rạn không gây cảm giác đau, nhưng do da bị kéo căng nên có thể khiến mẹ bầu cảm giác ngứa ngáy. 

Rạn da khi mang thai làm thế nào? - 1

Rạn da khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến. (Ảnh minh họa)

Vì sao bà bầu bị rạn da?

Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai là do các mô đàn hồi của da kém, trọng lượng của thai phụ tăng nhanh, kích thước vòng bụng ngày càng to ra khiến da căng, gây đứt gãy mô liên kết dưới lớp trung bì của da tạo thành các nên các vết rạn.

Khi mang thai, mẹ có bị rạn da hay không chủ yếu phụ thuộc vào cơ địa. Có một số trường hợp bà bầu dễ bị rạn da hơn là: bà bầu ngoài 35 tuổi, bà bầu tăng cân nhiều, bà bầu mang đa thai.

Với từng mẹ bầu thì thời điểm xuất hiện vết rạn da cũng khác nhau. Có những trường hợp vết rạn xuất hiện rất sớm hoặc trong hai tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ nhưng cũng có trường hợp đến tận tháng thứ 8 hoặc thứ 9 của thai kỳ cuối mới bị rạn. 

Cách chống rạn da cho bà bầu

Như đã nói ở trên, bà bầu có bị rạn da hay không chủ yếu phụ thuộc vào cơ địa. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể hạn chế sự xuất hiện của những vết rạn xấu xí bằng cách áp dụng các phương pháp sau ngay từ đầu thai kỳ. 

- Đảm bảo độ ẩm cho da

Uống nhiều nước là biện pháp tăng cường độ ẩm cho da đơn giản và hiệu quả cho mẹ bầu. Nước giúp giải độc, giúp làn da đối phó với sự căng thẳng, co giãn khi mang thai. Vì vậy mẹ bầu nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.

Ngoài ra, các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao cũng là cách hiệu quả giúp cơ thể ngậm nước và ngăn ngừa rạn da. Một số thực phẩm có hàm lượng nước cao là dưa hấu, dưa chuột, bầu, bí, rau lá xanh...

- Bổ sung vitamin

Vitamin A, E và C rất tốt cho làn da. Trong khi vitamin A giúp sửa chữa các mô da, vitamin E giữ màng da nguyên vẹn, vitamin C tăng cường sản xuất collagen, một thành phần thiết yếu duy trì độ đàn hồi của da và tái tạo tế bào da. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa axit béo omega-3 khi mang thai để giúp da luôn khỏe mạnh, tươi sáng. Mẹ bầu tốt nhất nên bổ sung vitamin thông qua thực phẩm. 

- Massage và dưỡng ẩm da thường xuyên

Để tăng cường thêm độ ẩm và đàn hồi cho da, mẹ bầu nên sử dụng đều đặn kem dưỡng ẩm toàn thân kèm theo massage. Tuy nhiên, khi lựa chọn kem dưỡng ẩm, mẹ cần lưu ý chọn loại có nguồn gốc thiên nhiên, không gây hại cho thai nhi. Một số loại dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu cũng có khả năng giúp mẹ phòng tránh rạn da. 

Tập thể dục đều đặn 

Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ mà còn giúp da duy trì sự đàn hồi, tăng lưu thông trong cơ thể, đồng thời giúp bạn thở dễ dàng hơn, tốt cho cả em bé. Ngoài ra, việc tập thể dục trong thai kỳ là tránh tăng cân quá nhanh, ngăn ngừa rạn da sớm…

Cách trị rạn da sau sinh 

Đôi khi dù mẹ có "bảo quản" kĩ đến mấy thì vẫn có thể bị rạn da trong thai kỳ. Thông thường vết rạn sẽ mờ dần sau sinh nhưng nếu muốn đẩy nhanh quá trình này, mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau. 

Rạn da khi mang thai làm thế nào? - 2

Nha đam là một trong những thực phẩm tự nhiên giúp trị rạn da hiệu quả. (Ảnh minh họa)

- Phương pháp carboxytherapy

Đây là phương pháp mà trong đó bác sĩ sẽ dùng kim tiêm một lượng nhỏ khí carbon dioxide (CO2) vào phần da bị rạn. Việc thiếu oxy sẽ làm tăng lượng máu lưu thông vào chúng và giúp tái tạo các tế bào da, giúp cải thiện độ đàn hồi của phần da bị rạn dù không làm mờ hoàn toàn các vết thâm.

- Ăn thực phẩm chứa kẽm

Kẽm là một loại thành phần rất tốt trong việc tái tạo tế bào. Các mẹ có thể ăn các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, hoặc dùng thực phẩm chức năng có chứa kẽm, để giúp làm mờ vết rạn da.

- Dùng kem dưỡng da 

Có rất nhiều loại mỹ phẩm dưỡng da các mẹ có thể lựa chọn, từ kem dưỡng thể tăng cường collagen đến chất chống oxy hóa, miễn là chúng có nguồn gốc uy tín và được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Dù cũng không thể hoàn toàn đánh bay vết rạn do ảnh hưởng của chúng nằm sâu dưới phần da, nhưng kem dưỡng da có thể cải thiện bề ngoài của chúng. Ngoài ra, sử dụng retinol chứa vitamin A cũng rất hữu ích trong việc làm mờ các vết rạn.

Dùng kem dưỡng thiên nhiên 

Một số loại "kem dưỡng" thiên nhiên có khả năng phục hồi làn da bị rạn rất tốt là dầu dừa, dầu oliu, bơ cacao, nha đam, lòng trắng trứng gà,... Mẹ có thể tìm công thức sử dụng chúng để làm mờ vết rạn da sau sinh. 

70% mẹ mang thai bị đau lưng, phải làm sao?
Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến khiến mẹ bầu khó chịu trong suốt thai kỳ. Vậy vì nguyên nhân gì mà bà bầu thường xuyên bị đau lưng...
Ngọc Linh (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhật ký mang thai