Tất cả những thắc mắc về phương pháp sinh mổ sẽ được giải đáp dưới đây.
Ngày nay tỷ lệ các ca sinh mổ đang không ngừng gia tăng nhất là ở những đất nước hiện đại. Để chị em hiểu hơn về phương pháp này, cùng đi giải đáp các thắc mắc của mẹ bầu.
Các mẹ cần biết toàn bộ quy trình đẻ mổ bao gồm: bác sĩ sẽ rạch 1 đường bikini ở bụng, 1 đường nhỏ khác ở dưới tử cung của người mẹ và rồi đưa đứa trẻ ra.
Tại sao phải mổ đẻ?
Một số thai phụ được chỉ định mổ đẻ ngay từ khi mang thai nhưng số khác lại chỉ có quyết định mổ đẻ trong quá trình chuyển dạ.
Một số yếu tố có thể dẫn tới chỉ định mổ đẻ gồm:
- Ngôi thai ngược (đầu ở trên) hay ngôi ngang hoặc thai nhi có sự bất thường.
- Mang đa thai (từ 2-3 bé trở lên).
- Vùng kín của mẹ đang bị vi rút herpes tấn công mà việc đẻ thường có thể lây truyền vi rút này cho trẻ.
- Người mẹ bị nhau tiền đạo (nhau bám quá thấp cản trở đường đi của ngôi thai trong quá trình chuyển dạ) hay bong rau non (nhau thai bong trước khi sinh, gây nguy hiểm cho tính mạng thai nhi).
- Chứng tiền sản giật ở mẹ có thể sẽ khiến tình hình tồi tệ đi rất nhanh, gây nguy hiểm cho thai nhi trong quá trình chuyển dạ.
- Có tiền sử sinh mổ hay mang đa thai trước đó.
Ngày nay tỷ lệ các ca sinh mổ đang không ngừng gia tăng nhất là ở những đất nước hiện đại. (ảnh minh họa)
Những thai phụ chỉ định mổ trong quá trình chuyển dạ là do các yếu tố sau:
- Nhịp tim của thai trở nên bất thường – có nghĩa rằng bé không đủ sức để theo đến cùng quá trình sinh thường.
- Sa dây rốn hay tràng hoa quấn cổ, gây khó khăn cho quá trình sinh nở cũng như hệ hô hấp của trẻ.
- Nhau thai bị bong đột ngột.
- Đứa bé không thể di chuyển theo đường đi đã vạch sẵn do cổ tử cung không mở hay vì một lý do nào đó.
Điều gì xảy ra khi đẻ mổ?
Hầu hết các trường hợp sinh mổ đều được gây tê ngoài màng cứng hay gây tê cục bộ vì thế người mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo và có thể nhìn thấy bé ngay sau khi bác sĩ lấy bé ra khỏi bụng.
Ngoài ra, khi gây tê màng cứng, các bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để thuận tiện cho quá trình lọc thải của cơ thể. Thai phụ cũng sẽ được truyền dung dịch và trong trường hợp cần thiết sẽ bổ sung thuốc giảm đau qua đường này. Ngoài ra, thai phụ cũng sẽ được theo dõi nhịp tim qua máy.
Một màn chắn sẽ được dựng lên ở dưới ngực để thai phụ không nhìn thấy các thao tác của bác sĩ. Nếu muốn, bạn có thể đề nghị bác sĩ mô tả về công việc họ đang làm cũng như thời điểm chính xác bé chào đời.
Thai phụ được gây tê hoàn toàn. Sau khi kiểm tra gây tê, bác sĩ sẽ rạch ngang 1 đoạn nhỏ ở bụng, vùng dưới rốn. Mất khoảng 1 giây để rạch tử cung. Bé sẽ được nhấc ra. Tất cả chỉ mất vài phút. Bé sẽ nhanh chóng được kiểm tra bởi bác sĩ nhi và đưa tới chỗ mẹ. Nếu bé nhẹ cân hoặc không khỏe thì sẽ được chuyển tới phòng chăm sóc đặc biệt.
Sau khi khâu kín lại vùng vừa mổ, cả mẹ và bé sẽ được chuyển sang một phòng khác và lúc này, người mẹ đã có thể cho con bú ngay. Sản phụ lúc này sẽ cảm thấy thoải mái khi nằm nghiêng.
Khoảng 70% phụ nữ sinh thường sau lần mổ đẻ trước đó đã thành công. (ảnh minh họa)
Tỉ lệ mổ đẻ có cao không?
Tại Anh, tỉ lệ mổ đẻ khác nhau ở từng khu vực, từng bệnh viện. Ở một số vùng, trung bình chỉ 13 - 15% nhưng một số nơi lại lên tới 25 - 30%.
Nhiều người cho rằng tỉ lệ này quá cao nhưng theo các chuyên gia, tỉ lệ này đang gia tăng qua các năm và điều này là không cần thiết. Sự tranh cãi xoay quanh vấn đề này chắc chắn sẽ còn tiếp tục.
Có thể giảm thiểu rủi ro khi sinh mổ?
Nhiều trường hợp sinh mổ đã giúp cứu sống cả mẹ lẫn con nhưng trong một số trường hợp lại không có được may mắn đó. Dưới đây là một số cách giúp giảm thiểu rủi ro khi sinh mổ:
- Giữ gìn sức khỏe trong suốt giai đoạn mang thai, bồi dưỡng tốt, luyện tập và nghỉ ngơi nhiều.
- Khi bắt đầu chuyển dạ, thai phụ cần được ở trong môi trường tốt nhất.
- Phát hiện sớm những bất thường. Nếu chọn sinh ở bệnh viện, hãy tìm hiểu về tỉ lệ sinh mổ/sinh thường thành công ở đây.
- Lựa chọn bác sĩ/y tá tin tưởng.
- Luôn nằm ngửa trong suốt quá trình chuyển dạ. Đi bộ hay đứng có thể khiến cho các cơn co trở nên mạnh hơn, lâu hơn...
- Uống nhiều nước trong quá trình chuyển dạ để chống mất nước cho cơ thể. Sản phụ có thể ăn một chút trong khi chuyển dạ để duy trì năng lượng cơ thể.
Mổ lần đầu có thể đẻ thường lần tiếp theo?
Sinh mổ trước đó không có nghĩa là sẽ phải tiếp tục sinh mổ trong tương lai. Khoảng 70% phụ nữ sinh thường sau lần mổ đẻ trước đó đã thành công.
Mời các mẹ tham gia chia sẻ, tìm kiếm những kinh nghiệm, bí quyết hữu ích khi mang bầu, nuôi con nhỏ tại Hội các mẹ yêu con nhé! |