Tới tuần thứ 12, thời kỳ nguy hiểm cho các khuyết tật ở thai nhi phát triển đã kết thúc, nguy cơ sảy thai cũng giảm đáng kể.
Thai nhi 12 tuần sẽ dài khoảng 6 cm từ đầu đến mông.
Dưới đây là những thay đổi cụ thể với cả thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Tới tuần thứ 12 thai kỳ, thời kỳ nguy hiểm cho các khuyết tật ở thai nhi phát triển đã kết thúc, nguy cơ sảy thai cũng giảm đáng kể. Thai nhi bây giờ sẽ dài khoảng 6 cm từ đầu đến mông. Các đặc điểm khuôn mặt đã trở nên rõ nét hơn, với đôi mắt và tai đã di chuyển đến vị trí cố định cuối cùng - đôi mắt đã bắt đầu ở phía bên của đầu và đôi tai xuống thấp hơn một chút. Rãnh lệ nằm phía trên của môi sẽ được hình thành.
Trong khi đó, tất cả các bộ phận trên cơ thể bé đã có đầy đủ chức năng, với gan đã có thể tạo mật, tuyến tụy có thể tạo ra insulin và thận đã có thể tạo nước tiểu. Các cơ bắp ở hệ thống tiêu hóa bắt đầu có thể co bóp. Bộ xương và các cơ bắp được hình thành, cùng với đó móng tay, móng chân cũng mọc ra. Ở giai đoạn này, bộ xương được cấu tạo từ sụn - một loại mô rắn chắc nhưng linh hoạt - nhưng đến bây giờ, nó sẽ bắt đầu phát triển thành xương cứng. Các bộ phận sinh dục cũng đang được hình thành và hoàn thiện.
Người mẹ sẽ không cảm nhận được sự di chuyển của thai nhi, nhưng bé có thể duỗi và co gập các ngón chân, ngón tay. Lí do là thai nhi đang dần dần hình thành các phản xạ qua các tế bào thần kinh được nhanh chóng nhân lên, tiếp cận với não bộ. Và do dây thanh âm đã được hình thành, thai nhi có thể phát ra các âm thanh.
Vào thời điểm này, nhau thai đã phát triển hoàn toàn, đảm đương nhiệm vụ truyền dẫn khí oxy và máu từ cơ thể mẹ tới phôi thai, đồng thời cũng dẫn các chất thải của thai nhi ra ngoài cơ thể mẹ để được xử lý. Nhau thai cũng đảm đương được việc sản xuất hóc-môn - thứ mà trước đó được tạo ra bởi hoàng thể.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ
Vòng eo của mẹ sẽ ngày càng lớn hơn và đừng bất ngờ khi thấy thân hình mẹ trở nên mập mạp hơn trước đây. Ở tuần thai này, mẹ nên lên lịch khám thai với bác sĩ để đo độ mờ da gáy phát hiện sớm dị tật nứt đốt sống cổ ở thai nhi.
Sự trao đổi chất của mẹ đã thay đổi, vì vậy mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể ấm hơn trước. Mẹ cũng sẽ gặp phải những cơn đau đầu do sự thay đổi của hoóc-môn và sự tăng lưu lượng máu. Phụ nữ trong quá trình mang thai có thể cảm thấy khát nước. Dù sao đi nữa, sau 3 tháng đầu, mẹ sẽ cảm thấy ít mệt mỏi hơn.
Sự trao đổi chất của mẹ đã thay đổi, vì vậy mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể ấm hơn trước. (ảnh minh họa)
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Nướu của mẹ có thể sẽ chảy máu nhiều lần trong khi mang thai, vì vậy hãy vệ sinh răng miệng thật tốt, dùng chỉ nha khoa, đánh răng thường xuyên và đảm bảo rằng trong thời kỳ mang thai, mẹ đến nha sĩ khám ít nhất một lần.
Ngoài ra, hãy hỏi các nữ hộ sinh về các lớp học tiền sản. Việc này cần phải đăng kí sớm, vì vậy hãy lên kế hoạch và đặt chỗ ngay từ bây giờ, khi vẫn còn có thời gian để học.
Mẹ có thể cũng đã muốn xem xét đến các kế hoạch sinh nở của bản thân, vì vậy hãy hỏi chuyên gia sản khoa và kinh nghiệm những người đi trước để được giải thích về những lựa chọn có thể.