Thai nhi 24 tuần là mấy tháng? Thai 24 tuần là 6 tháng. Thời gian này thai nhi phát triển nhanh, thai dài hơn 32cm và nặng từ 0,6 - 0,7kg, não bộ, tim, phổi của thai cũng đã phát triển.
Thai nhi 24 tuần là mấy tháng được nhiều mẹ bầu quan tâm. Thai 24 tuần đã phát triển như thế nào và cơ thể người mẹ thay đổi ra sao?
Thai nhi 24 tuần là mấy tháng?
Thai nhi 24 tuần tuổi là 6 tháng. Theo các bác sĩ, thanh 24 tuần tuổi là 6 tháng và lúc này bé có thể sống sót được nếu mẹ phải sinh ở tuần thứ 24. Tuy nhiên, bé sẽ cần phải có sự hỗ trợ của máy thở nếu mẹ bị sinh non ở tuần 24.
Trong tuần thai 24 bé đã có nhiều thay đổi, sự phát triển của bé cũng rõ nét hơn và đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận cơ thể.
Hình ảnh siêu âm thai nhi 24 tuần tuổi là tháng thứ 6 (Ảnh minh họa)
Thai nhi 24 tuần tuổi thay đổi như thế nào?
Thai 24 tuần tuổi có nhiều sự thay đổi, phát triển nhanh hơn so với những tuần thai trước đó, cụ thể:
- Thai nhi 24 tuần tuổi nặng bao nhiêu kg? Ở tuần 24, thai nặng 0,6 - 0,7kg và dài hơn 32cm.
- Não bộ của thai nhi phát triển nhanh vào thời điểm này.
- Vị giác của bé đã hình thành và các nhánh phổi phát triển nhanh hơn.
- Da của bé nhăn nheo, nhưng những nếp nhăn này sẽ dần được lấp đầy và làm mờ đi khi thai nhi phát triển mỡ tích tụ bên dưới lớp da.
- Tháng thứ 6 mắt của em bé đã có thể mở, mí mắt không còn dính vào nhau nữa, bé đã học cách nhắm mắt, mở mắt, chớp mắt.
- Chuyển động của thai nhi cũng rõ ràng hơn, mẹ có thể cảm nhận được rõ.
Thai nhi 6 tháng đã hình thành đầy đủ các bộ phận (Ảnh minh họa)
Thai nhi 24 tuần tuổi cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Khi thai nhi 24 tuần tuổi, cơ thể của mẹ cũng có nhiều thay đổi.
- Bụng của mẹ lớn hơn, người mẹ khó có thể đứng thẳng được như những tuần thái trước đó.
- Tổng lượng máu của mẹ bầu khi thai 24 tuần tăng lên 25% so với lúc mang thai. Khi đến tuần 35 thì lượng máu mới lên được đến đỉnh điểm và mẹ sẽ nhận thấy rõ nhất khi thấy ngón tay và mắt cá chân sưng phù lên vào cuối ngày.
- Xuất hiện các chứng co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn. Những cơn co thắt này khiến cho dạ con của mẹ co cứng lại vào những lúc bất chợt. Những cơn co thắt này thường xuyên diễn ra và mẹ cũng sẽ thấy đau lưng dưới, đặc biệt chứng co thắt này sẽ xuất hiện sau mỗi lần cúi người xuống, đứng thẳng lên hay khi quan hệ tình dục, leo cầu thang.
- Lúc này mẹ bầu dễ bị táo bón hơn nên cần chú ý bổ sung dưỡng chất phù hợp, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ để giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.
- Mẹ cần đặc biệt chú ý khi đứng lên, ngồi xuống đột ngột có thể gây nên tình trạng ngất xỉu.
Bụng của mẹ to hơn khi thai ở tháng thứ 6 (Ảnh minh họa)
Lời khuyên cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 24
- Khám thai định kỳ là việc mà mẹ nên làm.
- Mẹ nên ăn uống thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất như rau xanh, cá hồi, thịt gia cầm, thịt đỏ/
- Duy trì việc bổ sung sắt và axit folic theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ cũng nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin C để giúp hấp thụ sắt tốt hơn.
- Mẹ cần chú ý đến các chỉ số cân nặng, tiểu đường thai kỳ, nên thăm khám và có những tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
- Thể dục nhẹ nhàng, tránh những vật động quá mạnh.
Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu cảm thấy sức khỏe không ổn hoặc xuất hiện những cơn đau bất thường thì cần đến gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân cũng như những biện pháp khắc phục.