Thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu gam và những điều mẹ cần biết

Ngày 27/11/2019 15:28 PM (GMT+7)

Khi thai nhi 36 tuần tuổi, bé đã được coi là đủ ngày, đủ tháng để chào đời. Đây là giai đoạn quan trọng, người mẹ cần phải thực hiện một số lưu ý sau đây để chuẩn bị tốt cho sự ra đời của con.

Ở tuần 36 tương đương với tháng thứ 9 thai kỳ, Lúc này thai nhi sẽ dài khoảng 47,4cm và cân nặng 2622g. Sự phát triển của thai nhi 36 tuần có thể sẽ gây ra một vài sự không thoải mái cho mẹ như: khó chịu ở bụng dưới, các cơn co thắt thường xuyên hơn, đi bộ khó khăn...Không cần phải quá lo lắng với những dấu hiệu này. Thay vào đó, hãy dành thời gian thực hiện những điều cần thiết khi ở tuần thai này.  

1. Lên kế hoạch cho ngày sinh

Mẹ cần phải lên kế hoạch cho ngày sinh và chuẩn bị mọi thủ tục cần thiết ở bệnh viện khi thai nhi tuần 36. Vì việc sinh em bé vào ngày nào là không thể đoán trước được một cách chính xác nên mọi thứ cần phải có kế hoạch.   

Việc lựa chọn bác sĩ phụ sản sớm cũng là điều nên làm. Có thể hỏi thêm bạn bè, họ hàng trong gia đình để được giới thiệu những bác sĩ tốt. Sắp xếp một lịch hẹn cụ thể với bác sĩ có thể giúp đánh giá sự thoải mái của thai phụ với bác sĩ cũng như có thể giúp mẹ giảm bớt căng thẳng trước khi sinh.   

Thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu gam và những điều mẹ cần biết - 1

Khi thai nhi 36 tuần, mẹ cần phải lên kế hoạch cho ngày sinh. (Ảnh minh họa)

2. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết 

Vitamin C

Hãy chắc chắn rằng mẹ bầu nhận được ít nhất 85mg vitamin C trong chế độ ăn uống mỗi ngày để giúp tăng cường hệ miễn dịch, xương và cơ bắp. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm: trái cây họ cam quýt, dâu tây, bông cải xanh và cà chua. Một quả cam trung bình có thể chứa tới 70mg và một cốc nước cam có thể chứa hơn 90mg vitamin C. Nếu mẹ đang dùng vitamin trước khi sinh rồi thì trong đó có thể chứa một lượng đủ cần thiết. Bác sĩ sẽ có thể cho thai phụ biết mình liệu có bị thiếu hụt vitamin C hay không. 

Vitamin B6

Tác dụng của loại vitamin này là giúp cơ thể mẹ và bé sử dụng tất cả lượng protein trong việc xây dựng tế bào. Vitamin B6 có nhiều trong các loại vitamin trước khi sinh, chuối, bơ, mầm lúa mì, đậu nành, bột yến mạch, khoai tây, cà chua, cải bó xôi, dưa hấu... 

Protein

Trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, protein đặc biệt quan trọng. Đây là thời điểm não bộ của bé đang phát triển nhanh và dữ dội. Nên tập trung vào các nguồn protein có nhiều axit béo omega-3 như ALA, DHA cần thiết cho não của trẻ và làm giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh.   

Dưới đây và một số thực phẩm chứa protein và giàu axit béo omega-3:

- Thịt nạc

- Cá: đặc biệt là cá béo như cá hồi tự nhiên, cá cơm, cá mòi

- Trứng

- Các loại hạt và quả như quả óc chó

3. Tập thể dục nhẹ nhàng

Việc vận động những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ thoải mái hơn trong những tuần cuối cùng của thai kỳ. Đi bộ và thực hiện một số động tác phù hợp sẽ giúp làm giảm áp lực trên lưng. Việc nằm ngửa cũng làm giảm đau lưng dưới do bụng đã trở nên lớn hơn. Mẹ có thể chỉ cần đặt tay lên hông và nhẹ nhàng uốn cong về phía sau không quá 20 độ.

Thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu gam và những điều mẹ cần biết - 2

Những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn. (Ảnh minh họa)

4. Theo dõi các chuyển động của em bé

Mẹ lưu ý tiếp tục theo dõi các chuyển động của bé. Mỗi ngày một lần, cần đếm ít nhất 10 cú đá hoặc những chuyển động của con trong khoảng thời gian 2 giờ. Để kiểm tra những cú đá thì sau bữa ăn là thời điểm tốt nhất. Nếu không thấy những cú đá, nhiều khả năng bé chỉ đơn giản là đang nghỉ ngơi. Tuy nhiên, để yên tâm hơn, mẹ có thể đến bác sĩ kiểm tra. 

Một điều rất bình thường là các bà mẹ sẽ lo lắng khi mang thai tuần 36. Tuy nhiên, chỉ cần thoải mái và thư giãn thì mẹ sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của bé yêu. 

5. Không nằm ngửa khi ngủ

Tư thế ngủ trong tam cá nguyệt thứ ba rất quan trọng vì nếu mẹ nằm ngửa, trọng lượng của em bé và tử cung sẽ gây áp lực lên các cơ quan khác trong cơ thể. Mặc dù không thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra thai chết lưu tuy nhiên những yếu tố sau đây có thể đóng góp một phần:   

- Khi nằm ngửa, thai nhi và tử cung sẽ tạo sức ép lên các mạch máu chính cung cấp cho tử cung. Điều này có thể làm hạn chế lưu lượng máu hoặc oxy đến em bé.

- Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng so với nằm nghiêng, khi một người phụ nữ nằm ngửa trong giai đoạn cuối của thai kỳ thì em bé sẽ ít hoạt động hơn và có những thay đổi về nhịp tim. Điều này được cho là do bé nhận được mức oxy thấp hơn. 

Thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu gam và những điều mẹ cần biết - 3

Bà bầu nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ. (Ảnh minh họa)

6. Massage tầng sinh môn

Tầng sinh môn là khu vực nằm giữa âm đạo và hậu môn. Xoa bóp chỗ này trong những tuần trước khi sinh có thể làm giảm khả năng bị rách tầng sinh môn còn giúp việc hồi phục của bà bầu diễn ra nhanh chóng hơn. Theo các chuyên gia, phụ nữ có thai nên massage tầng sinh môn liên tục trong từ 4-6 tuần trước ngày dự sinh. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi làm để được hướng dẫn thực hiện đúng cách.  

7. Chuẩn bị túi đồ sinh 

Một trong những việc mà mẹ nên làm sớm là chuẩn bị túi đồ sinh. Rất nhiều các bà mẹ đã sinh con đưa ra lời khuyên như vậy. Để chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết nhất, mẹ bầu hãy tìm kiếm lời khuyên từ những người thân yêu. Sau đó sẽ đánh giá những gì bản thân thấy quan trọng. Một số thứ mà mẹ nên chuẩn bị bao gồm:

- Thông tin bảo hiểm  y tế

- Bàn chải đánh răng

- Các sản phẩm khử mùi

- Đồ ngủ thoải mái và một đôi dép

- Những thứ giúp thư giãn khi chuyển dạ

- Sách hoặc tạp chí 

- Một bộ đồ dự phòng để đem em bé về nhà. 

8. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Tháng cuối cùng của thai kỳ có thể là khó khăn nhất. Các triệu chứng có thể làm mẹ bầu kiệt sức hoàn toàn cả về tinh thần và thể chất. Do đó, điều quan trọng là phải cố gắng nghỉ ngơi bất cứ khi nào có cơ hội.

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung chỉ ra những dấu hiệu sắp sinh con so mẹ bầu nên biết
Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Viện Sức khỏe sinh sản) chỉ ra những dấu hiệu sắp sinh con so (chuyển dạ) rất dễ nhận ra như bụng tụt, đau lưng dưới, ra...

Dấu hiệu sắp sinh

Hường Cao (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sự phát triển thai nhi