Thai nhi 36 tuần tuổi không ngừng phát triển và lúc này tử cung mẹ đã vô cùng chật chội với bé.
9 tháng 10 ngày mang thai là hành trình tuyệt diệu nhất đối với mỗi người phụ nữ. Trong hành trình này, mẹ sẽ được trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, ban đầu là cảm giác hồi hộp chờ đợi que thử thai lên hai vạch, rồi cảm giác vỡ òa khi biết mình mang thai, lần đầu tiên cảm nhận được những chuyển động rất nhẹ của con cũng đủ làm mẹ xúc động đến nghẹn ngào... Tuy nhiên, bên cạnh niềm hạnh phúc đó, mẹ cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều mệt mỏi, đau đớn từ những cơn ốm nghén vật vã, đau lưng, đau hông... rồi cơn đau chuyển dạ vật vã trong nước mắt... Thành quả cuối hành trình là mẹ được ôm thiền thần bé bỏng trên tay, còn gì tuyệt vời hơn phải không bạn? Hãy cùng theo dõi hành trình lớn lên từng tuần của thai nhi trong bụng mẹ xem bé của bạn đã lớn từng nào, đã biết làm gì, cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào... trong sự kiện "Sự phát triển của thai nhi" các mẹ nhé! |
Thai nhi
Thai nhi 36 tuần tuổi có cân nặng khoảng 2,7 - 2,75 kg (như một quả dưa vàng) và chiều toàn thân đạt khoảng 47cm (chiều dài từ đầu đến mông khoảng 33 -34 cm).
Thời điểm này, lông tơ xuất hiện trên da của bé bắt đầu rụng dần cùng với bã nhờn. Bã nhờn là một chất kem khá dày để bảo vệ da thai nhi trong khi ngâm trong nước ối chín tháng. Bã nhờn và dịch ối kết hợp với nhau tạo thành phân của thai nhi.
Một trong những giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thai nhi là sự hoàn thiện của phổi và hệ hô hấp. Nếu bị đẻ non, trẻ rất dễ mắc phải hội chứng suy hô hấp ngay từ khi mới sinh. Trong trường này là do phổi phát triển không hoàn thiện, thai nhi không có khả năng tự thở mà cần có sự hỗ trợ của máy trợ thở, bình ôxy. Vì vậy, ở tuần 36, hệ thống phổi và hệ hô hấp của bé cũng dần hoàn thiện.
Ở tuần 36 thai kỳ, khuỷu tay, chân và đầu bé có thể nổi lên trên bụng của người mẹ khi bé “vươn vai” hay chuyển động. Khuôn mặt bé trông khá bầu bĩnh, một phần do các lớp mỡ và một phần do sự phát triển mạnh của các cơ mút.
Tóc bé có thể mọc dài đến 5 cm. Các móng tay, móng chân của bé cũng rất dài, vì thể bạn có thể sẽ phải cắt móng tay cho bé khi bé vừa mới chào đời.
Thai nhi 36 tuần tuổi.
Lúc này thành tử cung và thành bụng bạn đang giãn hết cỡ, ngày càng mỏng hơn, đây là cơ hội để bé học hỏi và làm quen với nhịp sinh học ngày và đêm do ánh sáng đã có thể xuyên qua thành bụng chút ít. Thai nhi cũng bắt đầu đùa nghịch với các ngón tay, chân. Thận đã phát triển hoàn thiện và gan cũng đã bắt đầu thực hiện chức năng lọc thải.
Đến cuối tuần này, con bạn sẽ gần như được coi là đủ tháng. Đủ tháng nghĩa là bé được từ 37 – 42 tuần. Tất cả những bé sinh trước 37 tuần là thiếu tháng và sau 42 tuần là già tháng.
Cơ thể mẹ bầu
Ở những tuần cuối thai kỳ này, mẹ có thể cảm thấy cơ thể như đã căng hết cỡ, tử cung đã mở rộng gấp 1.000 lần so với lúc ban đầu và chạm tới tận xương sườn. Thông thường, mẹ bầu sẽ tăng khoảng 11- 14kg và từ giờ, bạn sẽ lên cân rất ít hoặc không lên cân cho tới khi sinh.
Khi bụng bầu lớn lên, người mẹ dễ bị mất thăng bằng. Điều đó làm thai phụ dễ bị ngã nên phải cẩn thận.
Mẹ bầu cũng sẽ gặp phải triệu chứng khó ngủ do thai đạp quá nhiều và kích thước bụng bầu khiến mẹ khó tìm được tư thế ngủ dễ dàng. Hãy ngủ nghiêng về một bên, dùng thêm gối hỗ trợ.
Mẹo hay cho mẹ
Nếu chưa đi làm hồ sơ sinh tại bệnh viện thì thời gian này đã là khá muộn, mẹ hãy đến bệnh viện đã chọn để sinh để được hỗ trợ xét nghiệm máu, nước tiểu hoàn thành hồ sơ sinh nở.
Mẹ đừng quá lo lắng nếu những tuần thai này thấy bé đạp ít hơn bởi tử cung mẹ chật chội cũng khiến bé khó di chuyển hơn.
Từ những tuần thai này, em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào nên chị em hãy chuẩn bị sẵn sàng đồ đạc để vào viện khi có dấu hiệu sinh nở.
Những triệu chứng mang thai 36 tuần
Những triệu chứng mang thai 36 tuần phổ biến nhất là:
- Thai nhi đạp ít hơn
- Ợ nóng, khó tiêu
- Đầy hơi
- Táo bón
- Đi tiểu thường xuyên
- Dịch âm đạo nhiều
- Ngứa da bụng
- Sưng phù chân tay
- Mất ngủ
- Bản năng làm tổ: Thích dọn dẹp nhà cửa.
Xem thêm: Thai nhi 37 tuần tuổi |