Sự lớn lên của thai nhi phụ thuộc rất lớn vào môi trường cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể mẹ.
Tất cả mọi sinh vật trên trái đất, trong quá trình hình thành và phát triển đều chịu sự tác động của môi trường. Với con người cũng vậy, trong cơ thể người mẹ, trứng được thụ tinh, bắt đầu cho sự phát triển của một sinh linh bé nhỏ, khi đó mặc dù thai nhi được phát triển trong một môi trường ấm áp và an toàn, nhưng cũng chịu những ảnh hưởng nhất định từ môi trường bên ngoài. Trong tử cung người mẹ thường rất tối nhưng đôi lúc cũng sẽ nhận được ánh sáng từ bên ngoài. Ngoài ra trong bào thai cũng sẽ tồn tại những âm thanh phát ra từ dạ dày, mạch máu, sự vận động tay chân… của người mẹ và những âm thanh đến từ môi trường bên ngoài cơ thể như tiếng nhạc, tạp âm... Tóm lại, sự phát triển của thai nhi ngoài chịu ảnh hưởng từ cơ thể người mẹ, còn chịu ảnh hưởng khá lớn từ các tác nhân môi trường khác.
Ảnh hưởng của môi trường bên trong cơ thể người mẹ tới bào thai
Cơ thể người mẹ và bào thai có sự liên hệ rất lớn. Có lẽ kết luận này không cần chứng minh nhiều hơn nữa, mọi người đều hiểu rõ tầm quan trọng của người mẹ trong việc nuôi dưỡng một thai nhi khỏe mạnh. Ví dụ, khi người mẹ mắc bệnh tiểu đường sẽ ảnh hưởng tới cân nặng bào thai, đứa trẻ sinh ra có khả năng nặng tới 7kg. Tuy nhiên những đứa trẻ này cũng dễ gặp vấn đề về hô hấp. Hoặc cũng có thể, khi người mẹ mắc bệnh tiểu đường, khả năng thai nhi mắc các bệnh về nội tạng hoặc không có não tăng 2,9%...
Đối với sự ảnh hưởng của môi trường làm việc và sở thích người mẹ tới thai nhi, các nhà khoa học cũng đã đưa ra những kết quả nghiên cứu đáng ngạc nhiên. (ảnh minh họa)
Sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài cơ thể người mẹ tới bào thai
Liên quan tới vấn đề này, hàng loạt những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tia bức xạ, môi trường sống và làm việc của người mẹ, sự ô nhiễm môi trường tới sự phát triển của thai nhi đã được thực hiện.
Theo nghiên cứu, khi thai nhi 18 đến 20 ngày tuổi, nếu nhận sự ảnh hưởng của lượng lớn tia X-quang sẽ gây nguy hiểm rất cao; khi thai nhi 20 đến 50 ngày tuổi, lượng lớn tia X-quang cũng sẽ gây hại cho hệ thần kinh, mắt, xương của trẻ. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng, trong quá trình mang thai, liều xạ tự nhiên mà chúng ta hấp thụ từ ánh mặt trời hay các nguồn nhân tạo như lò vi sóng, ti-vi rất nhỏ nên không thể gây hại cho mẹ và thai nhi. Theo khuyến cáo của Ủy ban quốc gia về bảo vệ đối với tia phóng xạ của Mỹ, nếu mức độ phơi nhiễm từ 5 rad trở xuống, nguy cơ đối với thai nhi hoàn toàn không xảy ra. Các loại X-quang dùng trong chẩn đoán y khoa cũng thường không phát tia X vượt quá 5 rad. Nếu người mẹ phơi nhiễm với liều xạ trên 10 rad, trẻ sẽ có nguy cơ mất hay giảm khả năng học tập hoặc có bất thường ở mắt. Nguy cơ dị tật sẽ tăng đáng kể nếu mức độ phơi nhiễm trên 15 rad.
Đối với sự ảnh hưởng của môi trường làm việc và sở thích người mẹ tới thai nhi, các nhà khoa học cũng đã đưa ra những kết quả nghiên cứu đáng ngạc nhiên. Nếu như người mẹ là bác sĩ hoặc y tá, việc tiếp xúc quá nhiều với các loại thuốc gây mê, gây nghiện cũng sẽ tăng khả năng sẩy thai hoặc thai dị tật. Đối với những thai phụ có sở thích hút thuốc, chất nicotin trong khói thuốc cũng khiến thai nhi cao bất thường, thể trọng phát triển giảm, ngoài ra khả năng thai dị tật, thai chết lưu, sinh non tăng 2 đến 3 lần. Theo báo cáo, những người mẹ hút thuốc sẽ sinh con có thể trọng nhỏ hơn mức bình thường thừ 150 g đến200 g. Các mẹ bầu cũng nên tránh xa môi trường có khói thuốc, cho dù là chủ động hay bị động hít phải khói thuốc đều sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.
Các chuyên gia khuyên rằng, các mẹ bầu nên tránh xa nơi ồn ào, nghỉ ngơi nơi yên tĩnh. (ảnh minh họa)
Đối với việc người mẹ thường xuyên uống rượu cũng có những ảnh hưởng tương tự. Khả năng dị tật của trẻ càng tăng cao khi thời gian sử dụng rượu và lượng rượu hấp thụ vào cơ thể càng tăng.
Gần đây, Nhật Bản và Bắc Kinh, Trung Quốc đã sử dụng cùng một phương pháp nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tạp âm tới sự phát triển của thai nhi: họ đã đặt máy ghi âm trong tử cung người mẹ và ghi được những âm thanh từ môi trường bên ngoài truyền tới. Những âm thanh như tiếng xe cộ, tiếng cãi lộn, tiếng nhạc đều khiến thai nhi cử động nhiều hơn, tim thai đập nhanh hơn. Bệnh Viện Thiên Đàn, Bắc Kinh, Trung Quốc, cũng đã chỉ ra rằng, tiếng ồn quá lớn sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển trí não của thai nhi. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, các mẹ bầu nên tránh xa nơi ồn ào, nghỉ ngơi nơi yên tĩnh.