Người phụ nữ này đã sinh ra một 'em bé kỳ diệu' mặc dù không có ống dẫn trứng.
Elizabeth Kough (39 tuổi) ở thành phố Kansas, Missouri đã cắt cả 2 ống nối buồng trứng với tử cung của mình khi đang trị bệnh ung thư 4 năm về trước. Thế nhưng điều này lại không ngăn cản cô thụ thai và mang thai đứa con thứ 4 là Benjamin.
Các chuyên gia nói với trang Mail Online rằng không thể loại bỏ hoàn toàn 2 ống nối với buồng trứng, điều này dẫn đến tinh trùng và trứng có thể gặp nhau trong một phần nhỏ còn sót lại.
Sau khi có 3 đứa con Elizabeth phát hiện ung thư và buộc phải cắt bỏ ống dẫn trứng để giảm nguy cơ lây lan. Gia đình cô cũng coi đây là biện pháp tránh thai hoàn hảo.
Thủ tục cắt bỏ 2 ống dẫn trứng về lý thuyết thì việc mang thai tự nhiên là không thể. Trứng thường được thụ tinh bởi tinh trùng bên trong ống dẫn trứng. Việc mang thai chỉ có thể xảy ra nếu thực hiện IVF, trong đó trứng đã được thụ tinh sẽ cấy vào tử cung, nhưng điều đáng nói là Elizabeth không sử dụng phương pháp này để thụ thai.
Các nhà khoa học cho hay trong một vài trường hợp hiếm, việc mang thai có thể xảy ra nếu một phần của ống dẫn trứng bị bỏ lại hoặc một lỗ mở khác được tạo ra trong thành tử cung. Điều này được gọi là di chuyển qua màng bụng, một thủ tục trong đó trứng hoặc tinh trùng đi qua không gian bên trong bụng-khoang phúc mạc.
Sau khi Benjamin được sinh ra, các bác sĩ phẫu thuật của Elizabeth đã kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn rằng ống dẫn trứng của cô đã được cắt bỏ.
Họ nói: "Không có gì ở đó. Bác sĩ phẫu thuật đã làm mọi thứ một cách chính xác. Không có ống nào. Vì vậy, đứa bé thực sự là một điều kỳ diệu".
Tuy nhiên, một bác sĩ phụ khoa tại bệnh viện Đại học College ở London, Anh tiết lộ toàn bộ ống dẫn trứng không thể cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật.
"Không thể loại bỏ các ống dẫn trứng hoàn toàn khi phẫu thuật vì một phần của chúng đang đi qua tử cung và do đó nó sẽ còn sót lại. Rất có khả năng phần cuối của một trong các ống của cô ấy đã hoạt động lại sau khi phẫu thuật. Điều này sẽ cho phép tinh trùng đi vào khoang bụng và thụ tinh với trứng", Davor Jurkovic nói.
Ông Jurkovic cho biết trong hầu hết các trường hợp, điều này sẽ dẫn đến mang thai ngoài tử cung, nhưng nó dường như không xảy ra với Elizabeth.
Bác sĩ Hana Visnova, giám đốc phòng khám IVF Cube ở Prague cho biết thêm, trứng có thể có thể đi vào tử cung thông qua một lỗ mở bên trái sau khi phẫu thuật.
Cô nói: "Tôi chưa bao giờ thấy một trường hợp như thế này, thật không thể tin được".
Elizabeth nhận thấy những dấu hiệu mang thai như với 3 đứa con trước đó và cô đã thử que thử thai, kết quả dương tính. Bất chấp cú sốc mang thai ngoài dự tính, hiện nay cuộc sống của Elizabeth đã dần ổn định hơn với thành viên mới này.
"Benjamin là một phép màu trong y học, đó là một đứa bé rất có ý nghĩa đối với mọi người", Elizabeth vui mừng chia sẻ.