Tránh xa tác nhân gây dị tật thai nhi

Ngày 01/05/2013 09:35 AM (GMT+7)

Để tránh những nguy cơ dẫn đến dị tật ở bào thai, phụ nữ mang thai hãy lưu ý đến những yếu tố dưới đây.

1. Bị sốt cao trong thời kỳ đầu mang thai

Với những thai phụ bị sốt cao trong thời kỳ đầu thai nghén, trẻ chào đời có thể không có vẻ ngoại dị hình nhưng vẫn cần phải theo dõi lâu dài vì trí tuệ có thể bị ảnh hưởng.

Khi thai phụ bị sốt cao, tế bào não của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, số lượng tế bào thần kinh giảm, từ đó gây ra thiểu năng trí tuệ.

Lưu ý không phải trường hợp thai phụ nào sốt cao cũng sinh con “không bình thường” mà phụ thuộc vào cơ thể của chính thai phụ và các nguyên nhân chưa rõ khác.

2. Tiếp xúc nhiều với mèo

Rất ít người biết rằng vi khuẩn sống ký sinh trên mèo có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.

Tại Anh, 40% trong số các bà bầu mắc bệnh truyền nhiễm là từ mèo và có khoảng 500 trẻ bị tử vong do vi khuẩn từ mèo mỗi năm.

3. Trang điểm nhiều và quá đậm

Theo một cuộc điều tra tại Anh, những phụ nữ “bôi trét” mặt quá đậm hàng ngày có nguy cơ sinh “quái thai” cao gấp 1,25 lần so với phụ nữ trang điểm nhẹ hoặc không trang điểm.

Nguyên nhân là do trong đồ mỹ phẩm có chứa các chất độc hại như chì (Pb), thủy ngân (Hg) và thạch tín (As) và được hấp thụ vào cơ thể qua niêm mạc, da và xâm nhập vào cơ thể thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Ngoài ra, một số thành phần trong mỹ phẩm tiếp xúc với tia tử ngoại trong ánh nắng sẽ biến thành hợp chất amin thơm, một chất độc có thể gây dị dạng thai.

Tránh xa tác nhân gây dị tật thai nhi - 1
Bị sốt, cúm trong thời kỳ thai nghén cũng được cho là một trong những
nguyên nhân gây ra dị tật thai nhi. (ảnh minh họa)

4. Căng thẳng thần kinh khi mang thai

Tâm trạng của con người bị điều khiển của hệ thần kinh trung ương và hệ thống nội bài tiết. Một trong những hệ thống nội bài tiết có liên quan mật thiết đến sự thay đổi của tâm trạng con người là tuyến thượng thận. Khi bà bầu căng thẳng, hoocmon sản sinh từ vỏ tuyến thượng thận có thể cản trở vai trò hòa hợp của lớp tế bào phôi mô của thai nhi. Nếu căng thẳng xảy ra trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai thì sẽ gây ra dị tật cho thai nhi như sứt môi hoặc hở hàm ếch.

5. Uống nhiều rượu

Phụ nữ uống nhiều rượu, chất cồn sẽ len lỏi qua nhau thai đi vào phôi thai đang phát triển, gây ảnh hưởng rất xấu tới sự phát triển của thai nhi.

Trong thời gian mang bầu nếu mỗi ngày uống trên 2 ly rượu thì sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Mỗi ngày uống từ 2-4 ly thì sẽ khiến thai nhi phát triển dị dạng, ví dụ như não, tai mũi kém phát triển, môi trên dày rộng vv.

6. Ăn phải thực phẩm có độc


Chuyên gia chỉ ra rằng, nếu phụ nữ có thai ăn phải thực phẩm bị vi khuẩn ô nhiễm (thực phẩm mốc, lên men), chất độc tố, vi khuẩn có thể thông qua nhau thai gây hại cho thai nhi, làm biến đổi tế bào nhiễm sắc thể.

7. Dinh dưỡng không cân đối

Một trong những yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi là chế độ dinh dưỡng.

Trong quá trình mang thai, một số bà mẹ muốn giữ dáng nên áp dụng chế độ ăn kiêng. Họ không ngờ rằng chính sự kiêng khem này dẫn đến tình trạng thiếu chất chầm trọng ở thai nhi.

8. Sinh con muộn

Sinh con muộn cũng làm tăng tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh. Nếu mẹ mang thai khi bước qua tuổi 35 và bố trên 50, khả năng phát triển bình thường của thai nhi rất thấp.

Bên cạnh đó, việc người mẹ mắc các bệnh như tim, tiểu đường, basedow, thận, huyết áp... đều có nguy cơ lây bệnh cho con.

Đặc biệt, phụ nữ làm việc trong các môi trường khắc nghiệt, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm... cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng.

Tránh xa tác nhân gây dị tật thai nhi - 2
Một số thai nhi khác do không có điều kiện bồi bổ, ăn uống thiếu thốn, sơ sài cũng dẫn đến thiếu chất và nguy cơ dị tật ở thai nhi. (Ảnh minh họa)

9. Tùy tiện dùng thuốc

Mẹ đang mang thai nhưng tùy tiện dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng giáp, thuốc trị ung thư cũng làm cho thai nhi gặp dị tật ở hệ thần kinh, tiết niệu, tứ chi. Việc dùng các loại thuốc trị mụn trứng cá cũng có thể dẫn đến hậu quả trên.

Theo FDA, phụ nữ mang thai không nên dùng các loại thuốc nhóm X bởi rủi ro gây quái thai rất cao. Trong nhóm thuốc này có Thalilomide dùng để chữa an thần và chống nôn nên được người ta lạm dụng, đặc biệt là chữa bệnh “ốm nghén”.

Hiện tượng thường thấy là trẻ sinh ra có tứ chi phát triển không bình thường. khuyết tật nội tạng và phát triển méo mó khuôn mặt. Năm 1960 người ta đã rút thuốc này khỏi thị trường, thậm chí năm 2005 ở Anh người ta còn dựng tượng đứa trẻ bị dị tật do người mẹ dùng Thalilomide để cảnh báo mọi người hãy tránh xa loại thuốc này. Ngoài Thalilomide trong nhóm thuốc nói trên còn có thuốc tránh thai, thuốc chữa bệnh sinh sản, thuốc điều trị bệnh trứng cá, thuốc chống ung thư và chữa bệnh động kinh.

Trường hợp mắc thủy đậu, rubella trong khi mang thai đặc biệt nguy hiểm bởi khả năng gây dị tật ở thai nhi rất lớn.

Làm thế nào để phòng tránh?

Để tránh rơi vào tính huống đáng tiếc trên, các bà mẹ tương lai cần chú ý những điều sau:

Trước khi mang thai 3 tháng, bạn nên uống một viên a-xit folic/ngày. Việc này giúp thai nhi tránh được những nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh nặng như hở ống thần kinh, não úng thủy...

Những phụ nữ mắc các bệnh về tim, huyết áp, tiểu đường, tuyến giáp cần điệu trị ổn định bệnh trước khi mang thai.

Để phòng tránh rubella, thủy đậu trong khi mang thai, tốt nhất, bạn nên chích ngừa trước khi lập gia đình và chích lại tối thiểu ba tháng trước khi mang thai.

Sinh ra những em bé khỏe mạnh là mong muốn của tất cả các bà mẹ. ảnh minh họa

Trong quá trình mang thai, người mẹ nên đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Thai phụ nên đi khám thai định kỳ để được chẩn đoán tiền sinh. Bằng các xét nghiệm sàng lọc, bác sĩ có thể phát hiện dị tật từ trong bụng mẹ và có hướng xử lý kịp thời.

Thời điểm phát hiện dị tật thai nhi phù hợp nhất là tuần 12-13. Thai lớn hơn 28 tuần sẽ gặp nhiều khó khăn trong xử trí. Các thai phụ cần lưu ý điều này để tiến hành siêu âm sớm.

Ăn uống

- Tránh sử dụng các loại cá có nguồn thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá cờ…

- Sử dụng một lượng nhỏ các loại cá có lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá ngừ, cá polắc, cá trê…

- Không ăn các loại củ quả mọc mầm vì chúng thường chứa nhiều chất độc; các sản phẩm sữa, bơ, phômai chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ; uống rượu; thực phẩm nhiều caffein, cocain...

- Nên rửa tay, các dụng cụ chế biến, đựng thức ăn thật sạch sẽ. Nên đi khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai để bác sĩ có thể phát hiện và điều trị dứt điểm nếu bạn mắc phải các bệnh truyền nhiễm hay các bệnh lây qua đường tình dục.

Lưu ý: Một số nguồn độc tố trên có khả năng lưu lại trên cơ thể bạn trong một thời gian tương đối dài, kể cả khi bạn chưa mang thai . Vì vậy, đây cũng là lưu ý có tính chất khái quát dành cho sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ có thai và những người chuẩn bị mang thai.

Theo Minh Thúy (Dinhduong)
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu