U50 vẫn hừng hực chuyện "ân ái" , bà mẹ chột dạ khi nhận thấy dấu hiệu không ổn

Hà Phương - Ngày 16/10/2021 19:12 PM (GMT+7)

Khi cảm thấy mệt mỏi và trễ kinh, chị cứ nghĩ rằng là do mình quá căng thẳng vì giãn cách xã hội kéo dài hoặc tiền mãn kinh nhưng không ngờ rằng đó lại là triệu chứng của mang thai.

Khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, phụ nữ vẫn có khả năng mang thai nên chị Olivia Buxton rất cẩn thận, vẫn áp dụng biện pháp tránh thai khi “gần gũi” với chồng. Thế nhưng, chị lại bất ngờ mang thai ở tuổi 47.

Người phụ nữ Anh này cho biết, chị và người chồng hiện tại là anh Pery (60 tuổi) đều từng trải qua một lần đò, có tổng cộng 5 cô con gái với vợ/chồng cũ. Cặp đôi bắt đầu hẹn hò vào tháng 4/2016 và chị Olivia mang thai vào tháng 10/2017, nhưng chị lại bị sảy thai ở tuần thứ 8 thai kỳ. Vào đầu năm 2019, chị lại mang thai một cặp song sinh nhưng chúng lại mắc hội chứng Down nên chị đành phải chấm dứt thai kỳ.

Sau lần ấy, cảm thấy bản thân đã quá già để làm bố, làm mẹ trẻ con cũng sợ mang thai con sẽ gặp biến chứng như lần trước nên cặp vợ chồng này quyết định không sinh thêm con nữa. Hơn nữa, trong 2 năm gần đây, kinh nguyệt của chị không đều, thường xuyên bị bốc hỏa, đồ môi hôi vào ban đêm, mất ngủ,… Qua thăm khám, bác sĩ nói rằng chị đang bước vào thời kỳ mãn kinh. Do đó, Olivia tin rằng ở độ tuổi của chị, việc có thai tự nhiên là điều không thể.

Chị Olivia Buxton bên cạnh cậu con trai nhỏ của mình.

Chị Olivia Buxton bên cạnh cậu con trai nhỏ của mình. 

Tuy nhiên, ham muốn tình dục của chị không hề bị ảnh hưởng bởi tiền mãn kinh, thậm chí chị còn muốn “gần gũi” với chồng nhiều hơn và vợ chồng chị thường làm chuyện này 2 lần/tuần. Vì vậy, cả hai vẫn cẩn thận sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ tình dục.

Vào tháng 5/2020, người phụ nữ này bỗng cảm thấy mệt mỏi, kinh nguyệt cũng bị trễ 2 tuần. Ban đầu chị cứ nghĩ rằng là do mình quá căng thẳng, vì suốt ngày phải ở trong nhà do giãn cách xã hội kéo dài hoặc vì tiền mãn kinh. Nhưng sau đó một ý nghĩ khác lại xoẹt qua đầu chị, có khi nào là mình đã mang thai.

Chị đã mua một que thử thai trong cửa hàng và kết quả cho thấy chị đã mang thai. “Chắc là sai rồi”, Olivia tự nhủ và quyết định thử lại vào sáng hôm sau nhưng que thử thai vẫn hiện lên 2 vạch đỏ chót. Đến lúc này chị mới tin chắc rằng mình đã mang thai thật.

Chị mang thai đứa con này khi đã 47 tuổi.

Chị mang thai đứa con này khi đã 47 tuổi. 

Chị thông báo tin này trong lần sinh nhật thứ 59 của chồng. Nghe vợ nói, anh Pery vừa mừng vừa lo, đưa vợ tới bệnh viện Kingston kiểm tra ngay ngày hôm sau. Kết quả cho thấy chị Olivia đang mang thai được 7 tuần, ngày dự sinh rơi vào ngày 29/1/2021, tức khi đó chị đã 48 tuổi.

Thật khó tin khi tôi sẽ sinh con ở tuổi 48. Tôi rất lo lắng vì khả năng mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường đối với những bà mẹ lớn tuổi sẽ cao hơn phụ nữ trẻ tuổi, nhưng xét nghiệm máu và khám sức khỏe định kỳ cho thấy tôi vẫn ổn”, chị Olivia chia sẻ.

Ngoài vài cơn ốm nghén, thai kỳ của người phụ nữ này đều suôn sẻ cho đến khi chị bị nhiễm Covid-19 ở tuần thứ 37 thai kỳ. “Vào tuần đầu tiên của tháng Giêng, tôi có các triệu chứng nhẹ của Covid-19 bao gồm đau đầu và ho dai dẳng. Đến tuần thứ hai, sức khỏe của tôi giảm sút rõ rệt và tôi cảm thấy khó thở.

Tôi đến bệnh viện, được đưa thẳng vào phòng tự cách ly và theo dõi trong 48 giờ trước khi chụp X-quang phổi. Tôi đã được cho thuốc kháng sinh và tiếp tục theo dõi 2 ngày nữa. Khoảng thời gian đó tôi cảm thấy vô cùng lo lắng cho sức khỏe của con trai chưa chào đời, nhưng các cuộc kiểm tra cho thấy nhịp tim của thằng bé vẫn ổn. Dù vậy, lòng tôi vẫn nóng như lửa đốt, muốn gặp chuyên gia tư vấn càng sớm càng tốt”, thai phụ kể lại.

Bé Jude bị khó thở khi chào đời và được hỗ trợ thở khẩn cấp.

Bé Jude bị khó thở khi chào đời và được hỗ trợ thở khẩn cấp.

Chị Olivia nằng nặc đòi siêu âm nhưng vì quá bận rộn nên các bác sĩ cùng đành miễn cưỡng đồng ý siêu âm cho chị vào tuần 38 thai kỳ. Qủa nhiên, bản năng làm mẹ luôn đúng. Bác sĩ siêu âm phát hiện nước ối đang rất thấp và thai nhi đã không phát triển thêm trong 2 tuần gần đây.

Ngày 22/1, thai phụ được đưa vào phòng sinh. Mặc dù rất khó thở vì Covid-19 nhưng chị vẫn “vượt cạn” thành công sau 6 giờ rặn đẻ. Bé Jude sau khi chào đời cũng bị khó thở nên được hỗ trợ thở khẩn cấp và đưa tới phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh.

Tại đây, bé trai được xác nhận âm tính với Covid-19 và bị chẩn đoán mắc chứng phổi ướt – một chứng rối loạn hô hấp ở trẻ sơ sinh do có nước ối trong phổi. Cuối cùng, 7 giờ sau sinh, tình trạng của bé Jude cũng ổn định và được chuyển tới phòng thường, ở lại đây theo dõi thêm 3 ngày nữa trước khi xuất viện.

Gia đình của chị Olivia Buxton.

Gia đình của chị Olivia Buxton.

Sau 5 ngày nằm viện, hai mẹ con chị Olivia cũng được về nhà. Dù biết đã quá già để làm mẹ ở tuổi này nhưng vợ chồng chị rất yêu con nên không ngại chuyện này. Hơn nữa, chị cũng cho rằng nếu không có nghị lực thì làm mẹ ở độ tuổi nào cũng khó cả, không riêng gì ở độ tuổi ngoài 40 như chị.

Những rủi ro khi mang thai sau tuổi 40

Việc mang thai và sinh con sau tuổi 40 tuổi có một số lợi thế nhất định như lúc này người mẹ có đầy đủ kinh nghiệm, sự hiểu biết về cách chăm và nuôi dạy con, kinh tế cũng vững vàng hơn nên có thể cho con sự chăm sóc tốt nhất. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai ở độ tuổi này cũng gặp nhiều rủi ro hơn só với phụ nữ trẻ tuổi. Cụ thể:

Đối với người mẹ: Tăng khả năng mang đa thai, sảy thai, mang thai ngoài tử cung, huyết áp cao, đái tháo đường thai kỳ, mổ đẻ,…

Đối với trẻ: Tăng nguy cơ bị bất thường nhiễm sắc thể, mắc hội chứng Down, các khiếm khuyết, sinh non, nhẹ cân….

Vì vậy, nếu mang thai ở tuổi 40, thai phụ nên thường xuyên đi khám thai định kỳ, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đúng cách để tránh gặp phải trường hợp đáng tiếc.

Hà Phương Dịch từ The Sun
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu