Một số chị em đi xét nghiệm AMH để làm thụ tinh ống nghiệm đã có dấu hiệu cạn kiệt dự trữ trứng, nhưng lại bất ngờ mang thai tự nhiên. Vì sao lại vậy?
Lấy nhau 10 năm và đã 38 tuổi nhưng bao năm qua vợ chồng tôi chưa từng được đón nhận tin vui có bầu như nhiều cặp đôi khác. Nguyên nhân do buồng trứng của tôi có vấn đề và đã từng mổ nội soi tại bệnh viện.
Để có con bế bồng, vợ chồng tôi từng uống đủ các loại thuốc và cuối cùng quyết định thụ tinh ống nghiệm (IVF) tại một bệnh viện lớn. Nhưng 5 lần thụ tinh ống nghiệm của vợ chồng tôi đều không thành công.
Quá mệt mỏi và thất vọng với tình trạng hiếm muộn của mình, nhất là khi ý thức được bước sang tuổi 40 dự trữ buồng trứng đã cạn kiệt nên tôi buồn chán nghỉ điều trị một thời gian dài. Tuy nhiên may mắn là tôi luôn được anh xã ở bên cạnh động viên và cả 2 bên gia đình có tư tưởng hiện đại, không gây áp lực sinh con.
Khi không nghĩ đến chuyện thụ tinh ống nghiệm nữa thì đột nhiên cách đây 4 tháng tôi lại có thai tự nhiên. (Ảnh minh họa)
Nửa năm nay, vợ chồng tôi cứ sống an yên, tự tại và không nghĩ đến chuyện thụ tinh ống nghiệm nữa thì đột nhiên cách đây 4 tháng tôi lại có thai tự nhiên.
Tin vui đến khiến chúng tôi rất hạnh phúc nhưng cũng không kém phần bất ngờ. Cả hai vợ chồng đều nhiều lần tự hỏi rằng, tại sao buồng trứng của tôi đã gần như cạn kiệt và nhiều lần làm IVF thất bại tốn cả gia tài vẫn không đậu thai thì giờ lại mang thai tự nhiên được?
(Vũ Thanh Thảo, Cầu Giấy, Hà Nội)
Bác sĩ trả lời:
Theo bác sĩ Thân Trọng Thạch, Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, khả năng thụ thai ở phụ nữ sẽ giảm dần sau 30 tuổi, đặc biệt là sau 35 tuổi do lúc này chức năng noãn đã giảm và nguy cơ bất thường noãn rất cao. Sau 40 gần như dự trữ buồng trứng của các chị em sẽ giảm rất nhiều, người ta gọi là giai đoạn cạn kiệt buồng trứng và dần dần tiến vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
Thực tế, chức năng sinh sản của các chị em tuy giảm nhưng "vẫn còn xài được" bởi lí do đơn giản chị em vẫn còn phóng noãn bất kì giai đoạn nào đó. Thậm chí có thể sau khi quá trình dài điều trị IVF chán chê tự nhiên một ngày đẹp trời vẫn có thể mang bầu tự nhiên.
Lý do là vì có 1 noãn đẹp phóng ra và gặp 1 anh tinh binh khoẻ mạnh xâm nhập vào đúng thời điểm và thế là thụ thai. Đây được coi là một thai kì tự nhiên hết sức ngoạn mục và bất ngờ.
Còn lý do tại sao nhiều cặp vợ chồng như vợ chồng bạn Thảo ở trên đã từng thất bại nhiều lần với IVF, đơn giản là trong IVF mỗi lần lấy trứng cần rất nhiều trứng, nhưng những ca đã cạn kiệt buồng trứng chỉ có thể cho vẻn vẹn 1-2 trứng cho 1 chu kỳ kích thích trứng và chọc hút trứng. Do đó số phôi tạo ra được chỉ 1-2 phôi hoặc không có phôi nào nên dẫn đến thất bại IVF.
Với 1 số chị em sau quá trình dài điều trị IVF dài đằng đẵng thì một ngày đẹp trời vẫn có thể mang bầu tự nhiên và sinh con khỏe mạnh. (Ảnh: BSCC)
Ngoài ra một lưu ý nữa đối với độ tuổi U40-50 mang thai dù là thai kỳ tự nhiên hay thai kỳ can thiệp IVF đều phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, những rủi ro này có khi cướp mất tính mạng người mẹ chứ không phải lúc nào cả thai kỳ cũng suôn sẻ. Bệnh lý đáng lo ngại nhất với các mẹ bầu U40-50 khi mang bầu là:
- Tiền sản giật, huyết áp tăng cao gây xuất huyết não, rối loạn đông máu, hôn mê, phù phổi cấp, co giật và tử vong.
- Bệnh lý thứ 2 nhẹ hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho mẹ và thai nhi là đái tháo đường thai kỳ, thai có nguy cơ thai lưu, mất tim thai trong tử cung, mẹ hôn mê do nhiễm ceton máu.
- Ngoài ra mẹ lớn tuổi có nguy cơ bị bệnh lý nội khoa khác kèm theo sẽ nặng lên trong thai kỳ. Khi chuyển dạ sinh có nguy cơ băng huyết sau sinh, truyền máu, cắt tử cung.
- Bên cạnh đó, thai nhi từ mẹ lớn tuổi từng có buồng trứng cạn kiệt và IVF không thành công thì có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể cao, thường gặp nhất là hội chứng Down (Dư 1 NST số 21). Ngoài ra có thể kèm những bất thường về cấu trúc, thai nhi tăng nguy cơ chậm tăng trường trong tử cung, thai nhẹ cân ảnh hưởng đến phát triển tâm thần vận động sau này của trẻ.
Tin liên quan
Trong nhiều năm nay, người phụ nữ này đã trải qua gần chục lần thụ tinh ống nghiệm thất bại và phải chịu đựng các triệu chứng của nhiễm...
Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp mẹ bảo vệ cho sức khỏe của mình cũng như thai nhi. Việc tiêm phòng đầy đủ cho người mẹ...
Mặc dù bác sĩ thông báo cô đã mãn kinh và sau nhiều lần thụ tinh ống nghiệm không thành, bà mẹ 56 tuổi này vẫn có bầu tự nhiên và sinh con...
Chọc hút trứng có đau không và quy trình chọc hút trứng khi thụ tinh nhân tạo phải trải qua những khâu nào… luôn là thắc mắc của nhiều chị...
Tin bài cùng chủ đề IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm
Lấy chồng khi vừa tròn 25 tuổi, nhưng tới khi ngoại tứ tuần chị Hoà (Hà Nội) mới được hưởng hạnh phúc làm mẹ. Gần hai thập kỷ mới được bế con trên tay, không niềm hạnh phúc nào hơn với người...